Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 2

  • 30/9: 562,64 +1,45(+0,26%)
  • 1/10: 563,54 +0,90(+0,16%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 28/9: 564,88 -5,50(-0,96%)
  • 29/9: 561,19 -3,69(-0,65%)
  • 2/10: 562,31 -1,23(-0,22%)

TB: 85,48tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 85,48 triệu đơn vị/phiên, tương ứng tổng giá trị đạt 1.427,55 tỷ đồng, giảm 18,53% cả về lượng và 19,88% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: -8,07

Tương ứng giảm 1,48%

CHỐT TUẦN: 562,31

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 3

  • 30/9: 77,97 +0,02(+0,03%)
  • 1/10: 78,02 +0,05(+0,07%)
  • 2/10: 78,25 +0,23(+0,29%)

PHIÊN GIẢM: 2

  • 28/9: 78,15 -0,52(-0,66%)
  • 29/9: 77,94 -0,21(-0,27%)

TB: 31,45tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 31,45 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt gần 346,73 tỷ đồng, giảm 13,93% về lượng và 18,75% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: -0,43

Tương ứng giảm 0,54%

CHỐT TUẦN: 78,25

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng trên cả hai sàn. Tổng cộng,khối ngoại đã bán ròng hơn 10 triệu đơn vị với tổng giá trị lên tới 288,41 tỷ đồng, cùng giảm 60% cả về lượng và giá trị so với tuần trước đó.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ C92 +49,47%
  • ⇑ OCH +35,56%
  • ⇑ CJC +31,43%
  • ⇓ SIC -32,50%
  • ⇓ VMI -30,35%
  • ⇓ HLC -22,34%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

VHG: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 33.649.610 đơn vị, tính trung bình đạt 6.729.922 đơn vị/phiên.

MBB: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 17.668.630 đơn vị, tính trung bình đạt 3.533.726 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HSG)

+41 tỷ đồng

Chi tiết

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen (HSG) là người duy nhất trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam gia tăng được tài sản sau tuần giao dịch này với mức tăng gần 41 tỷ đồng, lên mức 1.229 tỷ đồng. Nguyên nhân là do cổ phiếu HSG đã bật tăng mạnh trong phiên cuối tuần 2/10, giúp cổ phiếu này cả tuần tăng tổng cộng 3,42% lên 42.300 đồng. Mặc dù vẫn đứng ở vị trí thứ 10, nhưng khoảng cách với vị trí thứ 9 đã được thu hẹp đáng kể.

Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

-266 tỷ đồng

Chi tiết

Người có tài sản “bốc hơi” mạnh nhất không ai khác là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC) , cho dù cổ phiếu VIC tuần qua chỉ giảm 1,19% về 41.600 đồng. Cụ thể, tài sản của ông Vượng đã giảm 266 tỷ đồng, về còn 22.149 tỷ đồng. Theo đó, tài sản của hai vị Phó chủ tịch VIC là bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng cũng giảm lần lượt gần 46 tỷ đồng và 31 tỷ đồng, xuống tương ứng 3.819 tỷ đồng và 2.5500 tỷ đồng. Tính chung, tài sản của ông Vượng và người nhà đã mất tổng cộng gần 343 tỷ đồng. Dù vậy, vị trí số 1 của Chủ tịch Vượng, thứ 45 của 2 vị Phó chủ tịch là không thay đổi trong bảng xếp hạng.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

-70 tỷ đồng

Chi tiết

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) là người có tài sản giảm mạnh thứ 2 trong tuần với mức giảm gần 70 tỷ đồng, xuống mức 5.182 tỷ đồng. Tuy nhiên, vị trí thứ 3 của ông Đức vẫn rất chắc chắn. Cổ phiếu HAG tuần này cũng không giảm mạnh, chỉ 1,32% xuống 14.900 đồng.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và CTCP Xuyên Thái Bình (PAN)

-52 tỷ đồng

Chi tiết

Người đứng thứ 9, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCK Sài Gòn (SSI) và CTCP Xuyên Thái Bình (PAN), tài sản đã bị giảm đi gần 52 tỷ đồng, về mức 1.469 tỷ đồng, chủ yếu là do cổ phiếu SSI tiếp tục mất tới hơn 4,9% giá trị, về còn 23.200 đồng, trong khi cổ phiếu PAN lại tăng gần 2% lên 36.000 đồng. Cổ phiếu SSI giảm mạnh nhất trong top 10, còn ông Hưng là người có mức tài sản giảm mạnh thứ 3.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn (VHC)

-36 tỷ đồng

Chi tiết

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) đã trở lại vị trí thứ 8 bởi tài sản bị giảm sút hơn 36 tỷ đồng, về mức 1.641 tỷ đồng. Cổ phiếu VHC tuần này giảm 2,17% giá trị, về còn 36.000 đồng/CP.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

Nỗ lực “vững gốc” thị trường chứng khoán

Chất lượng quản trị công ty (QTCT) của khối DN niêm yết thường xuyên được thúc đẩy để cải thiện theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế sẽ là yếu tố cốt lõi đảm bảo cho DN hoạt động minh bạch, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển bền vững.

Bật sáng tiềm năng cổ phiếu xây lắp, bất động sản

Thị trường bất động sản đang khởi sắc cùng với đà tăng trưởng tích cực của nền kinh tế và quyết tâm cải cách môi trường kinh doanh của Chính phủ. Tiềm năng của nhóm cổ phiếu ngành xây lắp, bất động sản đã bật sáng.

Siết quy định về phát hành chứng khoán

Dự kiến, chậm nhất là tuần sau, Thông tư hướng dẫn về chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu sẽ được Bộ Tài chính ban hành.

T+2: Kỳ vọng về một bước tiến mới

Nhìn một cách tổng thể, bước đầu, việc rút ngắn thời gian thanh toán xuống T+2 có thể chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và nhà đầu tư, nhưng đây có thể là tiền đề để cơ quan quản lý tiếp tục có động thái để đẩy nhanh thời gian thanh toán hơn nữa.

Minh bạch thông tin, “mất bò mới lo làm chuồng”

Việc CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII) lần đầu tiên công bố một bản công bố thông tin dài mấy trang giấy sau cuộc làm việc với một số quỹ đầu tư trong tháng 9 là một hành động có thể nói là hiếm thấy trên TTCK.

Xử lý cổ đông nội bộ vi phạm, răn đe kép

Với cách thức công bố thông tin rõ ràng hơn về người vi phạm công bố thông tin trước và sau giao dịch cổ phiếu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), thị trường, giới đầu tư không còn phải… “đoán mò” về đối tượng vi phạm là cổ đông nội bộ của doanh nghiệp hay người có liên quan như trước đây.

Quý III, nhiều doanh nghiệp mất lãi vì tỷ giá

Tỷ giá USD so với các đồng tiền khác tăng mạnh trong thời gian qua sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu lợi nhuận quý III/2015 của nhiều doanh nghiệp. Bởi lẽ, không ít doanh nghiệp đang có các khoản vay bằng ngoại tệ “khủng”.

Tháng 9, khối ngoại bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 9 đã tác động không mấy tích cực đến thị trường khi liên tiếp thực hiện các phiên bán ròng mạnh lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đây là tháng bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm với tổng giá trị đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Chặn tình trạng nhờ "người quen" đứng tên giao dịch cổ phiếu

Để tránh các hiện tượng 'lách' nghĩa vụ công bố thông tin quy định tại Thông tư 52/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK, UBCKNN đang hoàn thiện dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 52/2012, với nhiều nội dung mới.

Nới room, cần quản trị tốt để tránh bị thâu tóm

Bên cạnh cơ hội thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài khi Nghị định 60 trao quyền chủ động cho doanh nghiệp quyết định tỷ lệ room theo hướng nới lỏng, thì không ít doanh nghiệp băn khoăn về nguy cơ bị thâu tóm.

Nghi vấn điều tra doanh nghiệp có “vết” phát hành và nỗi ám ảnh của thị trường

Đại diện phát ngôn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã lên tiếng trấn an thị trường trước thông tin cơ quan điều tra đang theo dõi 6 doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về phát hành riêng lẻ, phát hành khống, nhưng thị trường vẫn có phản ứng khá tiêu cực trong 2 phiên giao dịch đầu tuần. Các đồn đoán lần lượt xuất hiện.

Phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết, nhiều câu hỏi

Liên quan đến việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết để thu hút vốn ngoại, như là một giải pháp khả thi thay thế cho phương án phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) vướng nhiều quy định pháp lý, nhiều câu hỏi từ phía các doanh nghiệp, nhà đầu tư được đặt ra với cơ quan quản lý.

Cơ chế phát hành trái phiếu doanh nghiệp, “sửa” nhưng cần “đổi”

Góp ý cho phương án sửa đổi Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) mà Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến rộng rãi, nhiều ý kiến đề xuất, việc điều chỉnh quy định hiện hành không nên chỉ dừng lại ở sửa vài điểm mang tính kỹ thuật, mà quan trọng hơn là cần có tư duy mới.

Còn nhiều băn khoăn liên quan đến sở hữu nước ngoài

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã tổ chức hội thảo phổ biến Nghị định số 60/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm nhất vẫn là những quy định liên quan đến sở hữu của NĐT nước ngoài.

Kỳ vọng chứng khoán tháng 10

Dù nền kinh tế tiếp tục khởi sắc, nhưng TTCK trong nước ảm đạm trong tháng 9, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới. Nhà đầu tư đang kỳ vọng thị trường sẽ bật lên trong tháng 10, khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dần hé lộ.

Các phát ngôn đáng chú ý trong tuần

CTCK VPBS

“VN-Index nhiều khả năng sẽ sớm kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 560 điểm. Trong kịch bản xấu, lực cầu không đủ sức giúp VN-Index duy trì ngưỡng hỗ trợ, chỉ số sàn HOSE có thể quay trở lại xu hướng giảm để kiểm tra ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật thấp hơn”.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó phòng Phân tích CTCK Maybank Kim Eng

“TTCK Việt Nam với khá nhiều doanh nghiệp niêm yết nằm trong những ngành nghề dự kiến được hưởng lợi lớn từ TPP, nên sẽ nhận được mối quan tâm lớn hơn từ dòng tiền của thị trường cả trong và ngoài nước. Kết quả đàm phán TPP trong lần họp này có thể xem là “ẩn số” quan trọng nhất trong ngắn hạn đối với TTCK Việt Nam”.

Ông Trương Lê Quốc Công, Vụ trưởng Vụ Quản lý phát hành, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

“Về danh sách 6 doanh nghiệp trong diện nghi vấn vi phạm phát hành riêng lẻ, phát hành khống, đây là thông tin tác nghiệp từ phía cơ quan an ninh – điều tra, UBCK cũng chưa nắm được thông tin cụ thể về các DN này”.

Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác