Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 4

  • 25/8: 529,98 +3,05(+0,58%)
  • 26/8: 545,89 +15,91(+3,00%)
  • 27/8: 555,81 +9,92(+1,82%)
  • 28/8: 570,87 +15,06(+2,71%)

PHIÊN GIẢM: 1

  • 24/8: 526,93 -29,37(-5,28%)

TB: 153,97 tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 153,97 triệu đơn vị/phiên, tương ứng tổng giá trị đạt 2.570,16 đồng, tăng 26,75% về lượng và 22,28% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +14,57

Tương ứng tăng 2,83%

CHỐT TUẦN: 570,87

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 4

  • 25/8: 74,02 +0,93(+1,27%)
  • 26/8: 76,46 +2,44(+3,30%)
  • 27/8: 77,02 +0,56(+0,73%)
  • 28/8: 78,27 +1,25(+1,62%)

PHIÊN GIẢM: 1

  • 24/8: 73,09 -4,51(-5,81%)

TB: 57,19 tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 57,19 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt 560,45 tỷ đồng, tăng 26,72% về lượng và 19,45% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +0.67

CHỐT TUẦN: 78,27

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua đẩy mạnh mua vào giúp hai sàn chuyển sang trạng thái mua ròng về khối lượng. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 5,66 triệu đơn vị trong khi tuần trước bán ròng hơn 37 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là bán ròng 16,15 tỷ đồng, giảm 97,69% so với tuần trước.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ BXH +29,25%
  • ⇑ PTC +27,96%
  • ⇑ QHD +25,81%
  • ⇓ TTP -27,66%
  • ⇓ ACM -26.00%
  • ⇓ CJC -22.00%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

FLC: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 58.378.360 đơn vị, tính trung bình đạt 11.675.672 đơn vị/phiên.

CII: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 53.184.950 đơn vị, tính trung bình đạt 10.636.990 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

+852 tỷ đồng

Chi tiết

Tăng trở lại 3,99% lên 41.700 đồng/CP, cổ phiếu VIC chưa phải là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong nhóm tuần qua, song nó đã giúp ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) thu hồi lại gần 852 tỷ đồng và tài sản của ông tăng lên 22.202 tỷ đồng. Theo đó, tài sản của 2 vị Phó chủ tịch VIC là bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng cũng hồi “kha khá”, lần lượt là 147 tỷ đồng và 98 tỷ đồng, lên tương ứng 3.828 tỷ đồng và 2.557 tỷ đồng. Như vậy, gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã lấy lại tổng cộng gần 1.100 tỷ đồng sau tuần giao dịch này. Đồng thời, vị trí trong bảng xếp hạng của gia đình ông Vượng trong top 10 được giữ vững, vẫn là số 1, 4 và 5.

Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

+258 tỷ đồng

Chi tiết

HPG là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua với mức tăng 4,64%, lên tới 31.600 đồng. Do vậy, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng đã lấy lại được hơn 258 tỷ đồng và tài sản của ông tăng lên mức 5.823 tỷ đồng. Theo đó, tài sản của vợ ông là bà Vũ Thị Hiền cũng tăng trở lại gần 75 tỷ đồng, lên 1.687 tỷ đồng. Sự thay đổi này không làm thay đổi vị trí thứ 2 của ông Long và thứ 8 của bà Hiền trong top 10, nhưng đã giúp tài sản của gia đình ông bà “hồi” được 333 tỷ đồng.

Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và CTCP Xuyên Thái Bình (PAN)

+46 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu SSI và PAN cũng tăng khá tốt trong tuần này, lần lượt là 3,2% và 2,01%, lên tương ứng 35.500 đồng và 25.700 đồng. Nhờ đó, tài sản của ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và CTCP Xuyên Thái Bình (PAN) tăng gần 46 tỷ đồng, lên 1.586 tỷ đồng, đồng thời giữ vững vị trí 9.

Phó chủ tịch Vingroup, bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng

+147 vs +98 tỷ đồng

Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

-104 tỷ đồng

Chi tiết

Cũng nằm trong nhóm cổ phiếu tăng tốt tuần qua, song cổ phiếu HAG vẫn chưa thể lấy lại những điểm số đã rớt mạnh ở tuần trước đó. Tính chung, tuần này cổ phiếu HAG vẫn giảm 1,95%. Điều này khiến tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tiếp tục teo tóp đi hơn 104 tỷ đồng, xuống còn 5.251 tỷ đồng. Ông Đức cũng là người duy nhất trong top 10 bị hao hụt tài sản trong tuần này. Dù vậy, vị trí thứ 3 trong top của ông vẫn không hề thay đổi khi khoảng cách về tài sản giữa người thứ 3 và thứ 4 vẫn khá lớn.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

Những ngày “đỏ lửa” khi nỗi sợ lan truyền

Trên các trang tin tài chính tuần qua, những cụm từ “ngày thứ Hai đen tối”, “hoảng loạn”, “bể máu”… được nhắc tới với tần suất dày đặc. Người lạc quan đến mấy khi đọc những tin này chắc cũng thấy hoang mang, lo lắng, huống chi là người trong cuộc đang nhìn tài sản của mình mất giá từng ngày. Đó chính là một phần của trạng thái hiện tại của TTCK toàn cầu, chứ không chỉ Việt Nam.

Cơn đau đầu của các doanh nhân

“Đến khổ với tin đồn”, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP đã thốt lên như vậy khi liên tiếp nhận được câu hỏi về tin đồn ông bị bắt ngày 21/8, thậm chí doanh nhân này đã phải từ chối nghe điện thoại của người quen để tập trung thời gian xử lý tin đồn.

Nên quy định cụ thể tỷ lệ ký quỹ khi giao dịch T+0

Các CTCK muốn được trao quyền định đoạt tỷ lệ ký quỹ, để vừa chủ động, linh hoạt, vừa tạo ưu thế cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, nếu triển khai theo hướng này thì dễ dẫn đến nguy cơ “loạn”, mất an toàn hệ thống. Bài học từ việc các CTCK “vượt rào” cho vay margin trước đây cho thấy, trong thời gian đầu triển khai giải pháp T+0, nếu UBCK không quy định cụ thể tỷ lệ ký quỹ, mà trao quyền cho các CTCK tự quyết định tỷ lệ này, thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong khối CTCK.

Tìm cơ hội với cổ phiếu chuyển sàn

Không ít doanh nghiệp đang có kế hoạch chuyển sàn niêm yết. Nhìn lại lịch sử giao dịch của các cổ phiếu chuyển sàn thì thấy, mua trước khi chuyển sàn và bán khi cổ phiếu chào sàn mới thường mang lại lợi nhuận, bởi giá tham chiếu được xác định lại ở mức cao. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không may mắn, như FIT chẳng hạn.

  • >> Chi tiết
  • Cổ phiếu ngân hàng, khó bật lên trước năm 2016

    Không chỉ chịu những áp lực giảm điểm chung của TTCK Việt Nam khi TTCK Trung Quốc suy giảm mạnh, VND bị phá giá mạnh, nhà đầu tư ngoại rút vốn…, nhóm cổ phiếu ngân hàng còn tiềm ẩn những rủi ro riêng. Đó là nợ xấu tăng cao, tái cấu trúc ngành sẽ quyết liệt hơn trong giai đoạn cuối, nhiều nhà băng lớn sẽ bị kéo lùi khi phải “ôm vào” ngân hàng yếu.

    Giằng xé giữa lòng tham và nỗi sợ hãi

    TTCK tuần qua khiến mỗi nhà đầu tư, dù là tổ chức hay cá nhân đều bị giằng xé giữa lòng tham và nỗi sợ. Yếu tố lòng tham dựa trên cơ sở giá các cổ phiếu đang ở mức định giá rất thấp, P/E chỉ trên dưới 7 lần. Triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2015 tương đối tốt và khả thi cao khi chỉ còn một quý nữa là kết thúc năm. Ở mặt bằng giá này, có thể nói, rất ít nhà đầu tư mua vào trước đó có lời, mà chủ yếu là từ lỗ ít đến lỗ nhiều. Còn nỗi sợ hãi hình thành nhanh chóng từ diễn biến TTCK Trung Quốc, từ giá dầu thô giảm xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế vĩ mô và nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á…

    “Chứng khoán phái sinh không phải là tội đồ gây nên rủi ro”

    “Bản thân sản phẩm chứng khoán phái sinh không phải là tội đồ gây nên rủi ro, mà vấn đề là chúng ta hiểu, quản lý và sử dụng sản phẩm này như thế nào. Từ bản chất này, câu hỏi đặt ra là với những định hướng chính sách triển khai TTCK phái sinh đã định hình, Việt Nam có quá thận trọng trong triển khai thị trường này…?”

    Thu hút vốn ngoại, khó khăn ngắn hạn

    Không có con số thống kê đầy đủ, nhưng đa số các NĐT cho rằng, khối ngoại đã rút ròng ra khỏi TTCK Việt Nam, chỉ có điều, con số thống kê chính xác không được công bố. Về hiện tượng này, hầu hết các công ty quản lý quỹ lớn cho rằng, đây là hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa, liên quan đến vấn đề tỷ giá và câu chuyện này xảy ra với không chỉ TTCK Việt Nam. Vậy, dòng tiền nóng đi đâu? Vốn nóng có xu hướng tạm thời sụt giảm, nhưng dòng vốn ngoại nói chung vào TTCK Việt Nam thì không hẳn. Một tín hiệu khá vui là, các quỹ đầu tư private equity đang hướng nhiều sự chú ý tới TTCK Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư theo chuỗi giá trị. Hai lĩnh vực mà khối này rất quan tâm là ngành hàng tiêu dùng và đầu tư cơ sở hạ tầng.

    Sóng cổ phiếu “bèo” trên UPCoM

    Vài năm trở lại đây, trong bối cảnh kinh chung khó khăn, nhiều doanh nghiệp niêm yết thua lỗ phải hủy niêm yết bắt buộc và những cổ phiếu này trở thành hàng hóa bổ sung cho sàn UPCoM và nhóm cổ phiếu bị đánh bật khỏi sàn HOSE và HNX là nhóm chứa nhiều cổ phiếu “giá bèo” nhất. Trong đó, một số cổ phiếu trở thành “hàng hot” trên UPCoM, với giao dịch khá sôi động. Có cổ phiếu chỉ sau 4 phiên giao dịch khi lên sàn UPCoM, giá cổ phiếu đã tăng lên 100%.

    Sắp có “thuốc chữa” chậm cổ phần hóa

    Để tháo gỡ các vướng mắc đang bộc lộ trong quá trình cổ phần hóa một cách toàn diện hơn, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chuyển từ xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với nội dung như trên thành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011 về chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.

    Giá dầu bất ngờ bật tăng kỷ lục

    Giá dầu tăng mạnh nhất trong 6 năm trong phiên thứ Năm nhờ tin kinh tế Mỹ tốt hơn dự báo được công bố. Theo thông tin mới được công bố, GDP quý II/2015 của Mỹ tăng trưởng ở mức 3,7%, vượt xa mọi dự tính trước đó của các chuyên gia kinh tế. Thêm vào đó, giá dầu tăng mạnh một phần nhờ Royal Dutch Shell Plc thông báo việc buộc phải đóng cửa 2 đường ống dẫn dầu để phục vụ cho việc sửa chữa.

    Tỷ phú giàu nhất châu Á mất 3,6 tỷ USD trong 1 ngày

    “Ngày thứ Hai đen tối” đã khiến các tỷ phú châu Á phải chịu những tổn thất nặng nề. Người giàu có nhất châu Á, tỷ phú Vương Kiến Lâm (Wang Jianlin) mất tới 3,6 tỷ USD trong phiên sụt giảm kỷ lục của chứng khoán Trung Quốc phiên thứ Hai (24/8).

    Các phát ngôn đáng chú ý trong tuần

    Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.

    “Theo tôi, mức tăng lương tối thiểu của năm 2016 nên là 10%”.

    Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.

    “Ở góc độ một nhà đầu tư bất động sản, tôi cho rằng, muốn thu hút dòng vốn ngoại với mục tiêu gắn bó bền vững và thúc đẩy kinh tế, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hạ tầng du lịch”.

    TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

    “Khả năng có thêm cú sốc mới là không cao nên việc ổn định được tỷ giá theo thông điệp của Ngân hàng Nhà nước từ nay tới cuối năm, có thể trong cả đầu năm 2016 là cao”.

    Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt

    “Các nhà đầu tư trong nước có tiền đồng nhàn rỗi sẽ chuyển sang quan tâm tới bất động sản nhiều hơn”.

    Tổng hợp:

    Design - Code: NgocTuanz

    • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
    • Phone: 0165 409 8459

    Tin khác