Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 3

  • 15/9: 563,27 +1,10(+0,20%)
  • 16/9: 564,13 +0,86(+0,15%)
  • 18/9: 566,25 +3,77(+0,67%)

PHIÊN GIẢM: 2

  • 14/9: 562,17 -4,57(-0,81%)
  • 17/9: 562,48 -1,65(-0,29%)

TB: 97,31tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 97,31 triệu đơn vị/phiên, tương ứng tổng giá trị đạt 1.728,7 đ đồng, tăng 11,28% cả về lượng và 14,28% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: -0,49

Tương ứng giảm 0,08%,

CHỐT TUẦN: 566,25

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 3

  • 16/9: 76,69 +0,06(+0,08%)
  • 17/9: 77,22 +0,52(+0,68%)
  • 18/9: 77,75 +0,54(+0,69%)

PHIÊN GIẢM: 2

  • 14/9: 76,80 -0,73(-0,94%)
  • 15/9: 76,64 -0,16(-0,21%)

TB: 34,35tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 34,35 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt gần 392,88 tỷ đồng, giảm 4,85% về lượng và 7,07% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +0,23

Tương ứng tăng 0,3%

CHỐT TUẦN: 77,75

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua hoạt động sôi động và chủ yếu bám vào danh mục các cổ phiếu được thêm vào hoặc thay đổi danh mục trong kỳ cơ cấu này của các quỹ ETF. Tổng cộng trên cả hai sàn, khối ngoại đã mua ròng 8,394,55 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 64,34 tỷ đồng, tăng 84,4% về lượng nhưng giảm 55,11% về giá trị so với tuần trước.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ SVT +29,37%
  • ⇑ INC +25.00%
  • ⇑ C92 +23,33%
  • ⇓ VMI -39,39%
  • ⇓ MIM -30.30%
  • ⇓ SDN -26,56%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

NT2: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 21.912.800 đơn vị, tính trung bình đạt 4.382.560 đơn vị/phiên.

VHG: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 20.362.380 đơn vị, tính trung bình đạt 4.072.476 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

+243 tỷ đồng

Chi tiết

Tăng khá mạnh trong tuần giao dịch này do được các quỹ ETFs gia tăng tỷ trọng, cổ phiếu HAG tăng 4,73% lên 15.500 đồng. Theo đó, tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã tăng thêm hơn 243 tỷ đồng, lên mức 5.390 tỷ đồng. Vị trí của ông Đức vẫn là thứ 3 trong top 10, song giá trị tài sản đã đã thu thu hẹp đáng kể so với vị trí thứ 2.

Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

+203 tỷ đồng

Chi tiết

Tương tự, cổ phiếu HPG cũng tăng 3,7% lên 30.800 đồng. Điều này giúp ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) thu về gần 203 tỷ đồng, nâng tổng tài sản lên 5.677 tỷ đồng. Cùng với đó, tài sản của bà vợ ông là bà Vũ Thị Hiền cũng tăng gần 59 tỷ đồng lên 1.644 tỷ đồng. Với các mức tăng này, vị trí thứ 2 của ông Long được củng cố, nhưng sức nóng từ Bầu Đức đã ở rất gần, trong khi vị trí của bà Hiền đã được cải thiện 1 bậc lên đứng thứ 7. Tính chung, sau tuần giao dịch này, gia đình ông Long có thêm tổng cộng 262 tỷ đồng.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn (VHC)

-54 tỷ đồng

Chi tiết

Ở chiều ngược lại, do cổ phiếu VHC mất 3,25% giá trị, xuống còn 35.700 đồng, nên tài sản của bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) bị hao hụt gần 54 tỷ đồng, xuống mức 1.627 tỷ đồng. Điều này khiến vị trí của bà bị tụt 1 bậc xuống đứng thứ 8.

Nguyễn Hoàng Yến, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN)

-52 tỷ đồng

Chi tiết

Tương tự, cổ phiếu MSN cũng giảm khá 2,63%, xuống còn 74.000 đồng. Do đó, tài sản bà Nguyễn Hoàng Yến, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN) lại “bốc hơi” thêm hơn 52 tỷ đồng, về mức 1.950 tỷ đồng. Tuần trước, bà Yến đã mất tới 131 tỷ đồng. Dù vậy, vị trí thứ 6 của bà Yến vẫn đang được giữ khá an toàn.

Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

+-0 tỷ đồng

Chi tiết

Trong khi đó, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC) và hai vị Phó chủ tịch VIC là bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng , vẫn không suy chuyển, lần lượt là 22.362 tỷ đồng, 3.856 tỷ đồng và 2.575 tỷ đồng do giá cổ phiếu VIC không có gì thay đổi, vẫn là 42.000 đồng/CP.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

Khuyến khích DN phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết nhằm mở rộng thêm không gian thu hút vốn ngoại.

Dịch vụ quản trị quỹ “teo tóp”, ngành quỹ thêm khó

Với việc HSBC và Deutsche Bank (DB) không mặn mà cung cấp dịch vụ ngân hàng lưu ký, giám sát và quản trị cho các quỹ đại chúng, hoạt động của các công ty quản lý quỹ đã khó nay càng thêm khó.

Đại gia nông nghiệp dồn dập bán cổ phần

Không khí bung hàng từ các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đã có tín hiệu ấm dần từ tháng 9. Đặc biệt, nhiều đại gia ngành nông nghiệp dồn dập bán cổ phần đã tạo một hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ.

Đua theo ETF, nhà đầu tư ngậm trái đắng

Bất ngờ được thêm vào danh mục của quỹ ETF VNM và FTSE, cổ phiếu BID đã có những phiên tăng trần. Rồi cũng bất ngờ hai quỹ này lần lượt công bố không đưa vào danh mục mua mới, BID lại liên tục đụng sàn.

Chế tài nào nếu HĐQT doanh nghiệp không muốn mở room?

Nghị định 60/2015/NĐ-CP đã cho phép các DN không thuộc ngành nghề bị hạn chế đầu tư được nới tỷ lệ đầu tư tối đa của nhà đầu tư nước ngoài (room) lên tới 100%, mà không cần phải tổ chức họp ĐHCĐ.

Điểm sáng cổ tức quý IV

Trong bối cảnh thị trường đang thiếu vắng những thông tin hỗ trợ thì có lẽ, việc một số doanh nghiệp công bố trả cổ tức với tỷ lệ “khủng” tạo được ấn tượng với nhà đầu tư.

Thị trường trái phiếu sơ cấp tiếp tục ảm đạm

Tỷ lệ trúng thầu trên thị trường trái phiếu sơ cấp tuần qua chỉ đạt 5%, lợi suất tăng nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mức lợi suất giao dịch trên thị trường thứ cấp, khiến các NĐT chuyển sang mua trái phiếu thứ cấp. Lợi suất trên thị trường trái phiếu thứ cấp do vậy giảm nhẹ.

Khi DN niêm yết “làm ngơ” với giá cổ phiếu

Không ít cổ phiếu của các công ty có hoạt động kinh doanh ổn định, cổ tức khá tốt, nhưng thanh khoản rất thấp. Khi DN làm ngơ với giá cổ phiếu, rất có thể phía sau đó là việc nhiều cổ đông nội bộ đã mua lại phần lớn cổ phiếu của công ty mình và nắm giữ như một khoản đầu tư dài hạn.

Xử lý vi phạm trên TTCK, nên giảm hình sự hóa

Việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nên tránh xu hướng gia tăng sử dụng các chế tài hình sự như định hướng hoàn thiện dự thảo Bộ Luật hình sự (BLHS) sửa đổi, đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi…

Cổ phiếu ngân hàng sẽ có sóng cuối năm

Triển vọng tích cực của ngành, cùng mức định giá thấp hơn nhiều so với các thị trường mới nổi khác, là yếu tố hấp dẫn khiến cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại săn đón. Theo nhận định từ nhiều CTCK, từ nay đến cuối năm, nhóm ngân hàng vẫn là nhóm chính dẫn dắt thị trường tăng điểm.

Cổ phần hóa, thách thức số lượng và chất lượng

Kết quả đấu giá 33,8 triệu cổ phần của Công ty TNHH Một thành viên Thăng Long GTC hồi tháng 8/2015 gây bất ngờ cho thị trường bởi giá trúng bình quân thấp hơn rất nhiều so với dự đoán và so với mức định giá thận trọng của nhiều CTCK.

“Bao giờ cho đến tháng 10”… mở room?

Thế là ngày 1/9 đã qua và công ty được mở giới hạn tỷ lệ sở hữu (room) lên 100% cho NĐT nước ngoài mới chỉ có 1 (CTCK SSI). Con số này tương ứng với ngày Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

TTCK phái sinh, muốn sôi động phải làm mới

Các thành viên thị trường cho rằng, để TTCK phái sinh (dự kiến vận hành vào cuối năm tới) diễn ra sôi động, nhà quản lý, tổ chức thị trường cần làm mới cách thức triển khai các bước chuẩn bị mở cửa theo hướng khẩn trương, đồng bộ, sát hơn với nhu cầu thực tế. Mở cửa thị trường là một chuyện, để nó thực sự sôi động còn khó hơn nhiều. vực ASEAN).

Triển khai T+0, học kinh nghiệm từ Đài Loan

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai giao dịch trong ngày (T+0) của TTCK Đài Loan đến các thành viên thị trường, để họ có thêm thông tin góp ý cho dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch chứng khoán.

UPCoM có thể vượt 2 sàn niêm yết

Từ đầu năm đến nay, số DNNN đã cổ phần hóa lên sàn UPCoM chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số 48 DN chào sàn. Nhưng dự báo, thực hiện Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hàng trăm DN loại này sẽ ồ ạt lên UPCoM trong những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016.

Nỗi niềm môi giới chứng khoán thời... ế ẩm

Môi giới thực ra không phải là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cho CTCK, bởi cho đến lúc này, các CTCK tại Việt Nam vẫn chủ yếu cạnh tranh bằng phí và hoa hồng trả cho người môi giới, nên đã vô tình cùng “hò” nhau giảm đến mức thấp nhất.

Các phát ngôn đáng chú ý trong tuần

CTCK ACB (ACBS)

“Với mức tăng trưởng tín dụng hiện tại, thanh khoản của hệ thống ngân hàng chưa phải vấn đề đáng lo ngại. Ngược lại, dự kiến lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng khá trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt là nhóm ngân hàng lớn ”.

Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam VASB)

“Việc dự thảo BLHS sửa đổi có xu hướng mở rộng áp dụng các chế tài hình sự để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán là không nên. Thay vào đó, nên tăng cường áp dụng các hình phạt về kinh tế như thông lệ quốc tế”.

Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác