Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 1

  • 18/8: 580,22 +7,07(+1,23%)

PHIÊN GIẢM: 4

  • 17/8: 573,15 -15,88(-2,70%)
  • 19/8: 577,82 -2,40(-0,41%)
  • 20/8: 566,69 -11,13(-1,93%)
  • 21/8: 556,30 -10,39(-1,83%)

TB: 121,48 tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 121,48 triệu đơn vị/phiên, tăng 12,53% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt xấp xỉ tuần trước 2.101,87 đồng.

CHUNG TUẦN: -32,73

Tương ứng giảm 5,64%

CHỐT TUẦN: 556,3

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 2

  • 18/8: 79,60 +0,61(+0,78%)
  • 19/8: 79,67 +0,07(+0,09%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 17/8: 78,99 -1,89(-2,34%)
  • 20/8: 78,55 -1,12(-1,41%)
  • 21/8: 77,60 -0,94(-1,20%)

TB: 45,13tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt xấp xỉ tuần trước 45,13 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt 469,18 tỷ đồng, giảm 10% so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: -3,27

Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 3,27 điểm, tương ứng giảm 4,08%

CHỐT TUẦN: 77,6

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua đẩy mạnh bán ròng trên hai sàn. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng hơn 37 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 698,44 tỷ đồng; trong khi tuần trước mua ròng hơn 11 triệu đơn vị, trị giá 241,35 tỷ đồng.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ SDN +22,68%
  • ⇑ TV3 +20,40%
  • ⇑ NAV +18,82%
  • ⇓ ACM -39,02%
  • ⇓ KVC -31,51%
  • ⇓ HLG -26.00%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

KBC: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 17.475.630 đơn vị, tính trung bình đạt 3.495.126 đơn vị/phiên.

FLC: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 17.366.810 đơn vị, tính trung bình đạt 3.473.362 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

-905 tỷ đồng

Chi tiết

Với mức giảm hơn 4% giá trị, về còn 40.100 đồng, cổ phiếu VIC chưa phải là cổ phiếu giảm mạnh nhất trong nhóm tuần qua, song nó khiến tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) bị “bay hơi” nhiều nhất, hơn 905 tỷ đồng xuống còn 21.350 tỷ đồng. Theo đó, tài sản của 2 vị Phó chủ tịch VIC là bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng cũng bị giảm khá mạnh, lần lượt là 156 tỷ đồng và 104 tỷ đồng, xuống tương ứng 3.682 tỷ đồng và 2.459 tỷ đồng. Như vậy, gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng mất tổng cộng 1.165 tỷ đồng trong tuần qua. Dù vậy, vị trí trong bảng xếp hạng của gia đình ông Vượng không có gì thay đổi, vẫn là số 1, 4 và 5.

Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

-442 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu mạnh nhất tuần qua trong top là cổ phiếu HPG với mức giảm 7,36%, xuống còn 30.200 đồng. Vì vậy, tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã mất hơn 442 tỷ đồng, xuống 5.567 tỷ đồng. Đây là mức giảm mạnh thứ 2 trong nhóm. Theo đó, tài sản của vợ ông là bà Vũ Thị Hiền cũng mất đi hơn 128 tỷ đồng, xuống 1.612 tỷ đồng. Sự thay đổi này không làm thay đổi vị trí thứ 2 của ông Long và thứ 8 của bà Hiền trong top 10, nhưng đã lấy đi của gia đình ông bà tổng cộng trên 570 tỷ đồng.

Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

-278 tỷ đồng

Chi tiết

Với HAG, cổ phiếu này cũng đã giảm tới 4,9% giá trị, về còn 15.400 đồng. Điều này đồng nghĩa với việc tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) teo tóp đi bớt 278 tỷ đồng, xuống 5.356 tỷ đồng. Dù vậy, vị trí thứ 3 trong top của ông Đức vẫn không hề suy chuyển khi khoảng cách về tài sản giữa người thứ 3 và thứ tư vẫn khá lớn.

Phó chủ tịch Vingroup, bà Phạm Thu Hương

-156 tỷ đồng

Phó chủ tịch Vingroup, bà Phạm Thúy Hằng

-104 tỷ đồng

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

Đầu tư thế nào sau biến động bất ngờ của tỷ giá?

Câu chuyện tỷ giá chính là câu chuyện chính trên thị trường tài chính Việt Nam trong tuần qua. Đây cũng được xem là một trong những tác nhân chính khiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích, CTCK Sài Gòn (SSI), thì việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước không gây ra ảnh hưởng lớn đến bức tranh lợi nhuận của toàn thị trường, mà chỉ gây ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp đơn lẻ.

Tháng 10 sẽ chốt tranh luận về quyền điều tra của UBCK

Đề xuất trao thẩm quyền điều tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) tiếp tục đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều tại phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra.

Cần có lộ trình cho vận hành TTCK phái sinh

Các sản phẩm chứng khoán phái sinh là công cụ hữu hiệu để góp phần gia tăng mạnh mẽ quy mô thị trường, cơ hội đầu tư, phòng vệ và thu lợi nhuận cho các NĐT. Nhưng khi thị trường diễn biến không thuận lợi hoặc các công cụ kiểm soát chống thao túng thị trường không hiệu quả thì các yếu tố bất ổn sẽ được khuếch đại mạnh hơn. Vì vậy, cơ quan quản lý cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra lộ trình thực hiện phù hợp.

Giá dầu giảm liên tục trong 8 tuần

Dầu thô đang có chuỗi ngày giảm giá dài nhất trong gần 3 thập kỷ qua, trong khi giá dầu rơi xuống mức thấp nhất 6 năm, dấu hiệu cho thấy việc dư thừa nguồn cung quá lớn trên thị trường.

Tuần tồi tệ của chứng khoán toàn cầu

Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa trải qua một tuần tồi tệ nhất trong 4 năm qua, trước các nỗi lo về tình hình “sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc cũng như sự tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu.

Rộng cửa cho vốn ngoại vào TTCK Việt Nam

Tuần qua, hàng loạt tin xấu bao phủ thị trường chứng khoán, khiến thông tin tích cực về việc nới room bị lu mờ. Tuy nhiên, với những quy định cởi mở trong Thông tư 123 của Bộ Tài chính mới ban hành sẽ kích thích dòng vốn ngoại chảy mạnh hơn vào thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó giúp thị trường phát triển trở lại.

Quý IV, “hàng khủng” nườm nượp lên sàn

Tuân thủ quy định của Quyết định 51/2014/QĐ-TTg, trong quý IV/2015 sẽ có nhiều nguồn hàng lớn “đổ bộ” lên sàn chứng khoán.

Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác