Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 3

  • 6/7: 625,22 +8,79(+1,43%)
  • 7/7: 630,27 +5,05(+0,81%)
  • 10/7: 627,28 +5,18(+0,83%)

PHIÊN GIẢM: 2

  • 8/7: 623,17 -7,10(-1,13%)
  • 9/7: 622,10 -1,07(-0,17%)

TB: 182,3 tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 182,3 triệu đơn vị/phiên, với tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 3.199,4 đồng, tăng 27,95% về lượng và 33,85% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +10,85

Tương ứng tăng 1,77%

CHỐT TUẦN: 627,28

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 2

  • 6/7: 89,47 +1,76(+2,01%)
  • 10/7: 88,24 +0,32(+0,37%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 7/7: 89,44 -0,02(-0,03%)
  • 8/7: 88,13 -1,31(-1,46%)
  • 9/7: 87,92 -0,21(-0,24%)

TB: 59,06 tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 59,06 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt 751,28 tỷ đồng, tăng hơn 18% về lượng và 21,25% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +0,54

Kết thúc tuần, HNX-Index tăng 0,54 điểm, tương ứng tăng 0,65%

CHỐT TUẦN: 88,24

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua tiếp tục xu thế mua ròng, tuy nhiên, giao dịch bán được đẩy mạnh trên sàn HOSE khiến tổng giá trị mua ròng giảm đáng kể. Tổng cộng tuần qua trên hai sàn, khối ngoại đã mua ròng 16,08 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 220,69 tỷ đồng, giảm hơn 58% về lượng và 80% về giá trị so với tuần trước đó.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ BIC +37.87%
  • ⇑ DLR +30.56%
  • ⇑ BVH +27.47%
  • ⇓ MDC -17.857%
  • ⇓ TET -17.74%
  • ⇓ VNC -16.00%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

MBB: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 48.881.190 đơn vị, tính trung bình đạt 9.776.238 đơn vị/phiên.

HAI: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 45.963.570 đơn vị, tính trung bình đạt 9.192.714 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

Bà Nguyễn Hoàng Yến - Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN)

+209,8 tỷ đồng

Chi tiết

Theo đà thị trường, MSN là cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất trong tuần qua, đạt 10,13% lên 87.000 đồng/CP. Nhờ đó, giá trị tài sản của bà Nguyễn Hoàng Yến, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN) gia tăng mạnh nhất nhóm, đạt 209,8 tỷ đồng lên gần 2.282 tỷ đồng. Qua đó, bà Yến giữ vững vị trí người giàu thứ 6 trên sàn.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn (VHC)

+100,26 tỷ đồng

Chi tiết

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) có giá trị tài sản gia tăng mạnh thứ 2 với mức tăng 100,26 tỷ đồng lên tới 1.795,6 tỷ đồng. Tuần qua, cổ phiếu VHC tăng 5,91% lên 39.400 đồng/CP. Theo đó, thứ tự của bà Khanh trong nhóm cũng được cải thiện đáng kể, từ thứ 10 lên thứ 7.

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HSG)

+55,2 tỷ đồng

Chi tiết

Trong khi đó, việc cổ phiếu HSG có được mức tăng 4,53% lên 43.800 đồng/CP giúp tài sản của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tăng 55,2 tỷ đồng lên gần 1.273 tỷ đồng, mức tăng thứ 3 trong nhóm. Tuy nhiên, về thứ tự xếp hạng, ông Vũ tụt xuống thứ 10.

Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

+36,87 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng có được mức tăng nhẹ 0,7% lên 28.900 đồng/CP, nên tài sản của ông Chủ tịch Trần Đình Long và vợ là bà Phạm Thị Hiền cũng gia tăng nhẹ, lần lượt là 36,87 tỷ đồng và 10,68 tỷ đồng lên tương ứng 5.327 tỷ đồng và 1.543 tỷ đồng. Ông Long giữ vững vị trí thứ 3 trong nhóm, còn bà Hiền bị tụt 1 bậc, từ thứ 7 xuống thứ 8.

Đoàn Nguyên Đức - CTCP Hoàng Anh Gia Lai(HAG)

-278 tỷ đồng

Chi tiết

Tuần qua, người giàu thứ 2 trên sàn - ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) là người có tài sản bị suy giảm mạnh nhất với mức giảm hơn 278 tỷ đồng, xuống còn 6.3.64 tỷ đồng. Cổ phiếu HAG giảm khá mạnh 4,19% xuống còn 18.300 đồng/CP.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

Còn nhiều tranh cãi về T+0

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán quy định, để được tham gia cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày, các CTCK phải đáp ứng 4 điều kiện: được cấp phép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng trở lên; không lỗ hai năm gần nhất và tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 220%; không trong quá trình sáp nhập, giải thể, kiểm soát đặc biệt. Theo thống kê của ĐTCK, chỉ có khoảng 11 công ty đáp ứng được điều kiện này và đa phần đều là những CTCK lớn, thuộc Top 10 thị phần môi giới trên hai Sở GDCK, chiếm gần 80% thị phần giao dịch. Trong tất cả các điều kiện trên, trao đổi với ĐTCK, một số CTCK cho rằng, quy định về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu được xem là quy định khắt khe nhất. Phần lớn CTCK nhỏ (chiếm khoảng hơn 20% thị phần) sẽ “không có đất” trên sân chơi đầy tiềm năng này.

CTCK Phú Hưng bị nhà đầu tư tố cáo

Nhà đầu tư Nguyễn Anh Huy phản ánh về việc bị về việc bị CTCK Phú Hưng bán gần 200.000 cổ phiếu NT2 trong tài khoản margin sai so với thỏa thuận với Công ty, gây thiệt hại hơn 400 triệu đồng. Sau nhiều lần giải quyết không tìm được tiếng nói chung, ông Huy đã có đơn khiếu nại gửi tới UBCK và cơ quan công an để đề nghị xem xét giải quyết. UBCK đã liên hệ với nhà đầu tư này và được báo cáo, cơ quan công an quận 7, TP. HCM đang tiến hành điều tra. Bởi vậy, UBCK đưa ra phương án là để cơ quan công an quận 7 điều tra vụ việc này, UBCK sẽ hỗ trợ.

Những băn khoăn với JVC chưa chấm dứt

Sau khi Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc bị bắt tạm giam để điều tra những sai phạm cá nhân, những vấn đề liên quan đến CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) được thị trường đưa ra mổ xẻ. Điều không chỉ nhà đầu tư và công chúng đặt câu hỏi là việc JVC có cần thiết phải để khoản tiền mặt lên tới 433 tỷ đồng tồn quỹ tại ngày JVC vào ngày 15/3/2015 là bất thường nhưng sao báo cáo kiểm toán của JVC lại không được kiểm toán đưa ra những cảnh báo.

Nhiều công ty công bố kết quả kinh doanh khả qua

PET cho biết, 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu ước đạt 5.100 tỷ đồng và lợi nhuận ước đạt 117 tỷ đồng, hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và 62% kế hoạch lợi nhuận năm. VNM cũng cho biết, 6 tháng đầu năm, doanh thu ước đạt bằng kế hoạch đề ra, lợi nhuận trước thuế và sau thuế dự kiến vượt kế hoạch 5%. Cũng trong 6 tháng, DCM đạt tổng doanh thu 3.151 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 584 tỷ đồng. Nhiều công ty địa ốc, xây dựng như HQC, DXG, HAG, HDG, SD6 cũng báo lãi lớn trong 6 tháng đầu năm…

HOSE lưu ý nhà đầu tư chuyện doanh nghiệp tăng vốn khủng

Trong quý II, khối lượng cổ phiếu phát hành thêm là 3 tỷ cổ phiếu, gấp 3 lần so với quý I và gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc HOSE cho rằng, với việc tăng vốn nhiều, nhanh, mạnh như cuối năm 2014 đến nay, các nhà đầu tư nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ các phương án phát hành tăng vốn của doanh nghiệp được dùng với mục đích như thế nào, thời gian tăng vốn…để có được quyết định đầu tư đúng đắn.

Có thêm 81 nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cho thấy, trong tháng 6, đã có thêm 81 nhà đầu tư nước ngoài bao gồm 15 tổ chức và 66 cá nhân đầu tư nước ngoài được Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp mã số giao dịch chứng khoán. Tính đến 30/6, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 17.956 nhà đầu tư nước ngoài trong đó có 2.687 nhà đầu tư tổ chức và 15.269 nhà đầu tư cá nhân.

Thị trường chứng khoán có thêm 47.543 tài khoản

Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, đến cuối tháng 6/2015, số lượng tài khoản NĐT đạt hơn 1,4 triệu tài khoản, tăng 47.543 tài khoản so với đầu năm. Để tạo hàng hóa mới, thu hút thêm NĐT trong và ngoài nước tham gia thị trường, UBCK tiếp tục nâng cao chất lượng thị trường cổ phiếu thông qua nỗ lực đẩy mạnh CPH, thoái vốn của các DNNN gắn với niêm yết và đăng ký giao dịch; giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức chào bán ra công chúng sau 1 năm không đăng ký giao dịch trên TTCK có tổ chức.

TTCK Trung Quốc đã thoát đà rơi

Cả thế giới vẫn đổ dồn con mắt vào Trung Quốc. Nhiều câu hỏi được đặt ra: điều gì đang xảy ra với TTCK Trung Quốc? Kết từ giữa tháng 6 tới nay, chứng khoán Trung Quốc giảm tới hơn 30%, khiến vốn hóa thị trường này “bốc hơi” khoảng 3.500 tỷ USD. Tuy nhiên, với các biện pháp can thiệp mạnh tay của Chính phủ, chứng khoán Trung Quốc đã hồi phục mạnh trở lại trong 2 phiên cuối tuần qua.

Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên HNX trong quý II/2015

STT Tên CTCK Thị phần (%)
1 CTCK Sài Gòn 8,540
2 CTCK VNDIRECT 7,095
3 CTCK Thành phố Hồ Chí Minh 6,575
4 CTCK Sài Gòn Hà Nội 6,232
5 CTCK MB 5,640
6 CTCK NH Đầu tư & Phát triển VN 5,082
7 CTCK Bảo Việt 5,018
8 CTCK FPT 4,296
9 CTCK Bản Việt 3,995
10 CTCK ACB 3,981
Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác