Chứng khoán tuần mới: Cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu

Chứng khoán tuần mới: Cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu

(ĐTCK) Các CTCK cho rằng, các nhà đầu tư nên cân nhắc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục do rủi ro thị trường đang tăng nhanh.

Trong tuần giao dịch từ ngày 8 đến ngày 12/4, dù có 3 phiên tăng, nhưng với 2 phiên giảm mạnh, kết thúc tuần, VN-Index vẫn giảm điểm và đánh bất mốc 500 điểm vừa đạt được tuần trước.

Cụ thể, kết thúc tuần, VN-Index giảm 8,31 điểm, tương đương giảm 1,65% so với tuần trước, xuống 494,27 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 57,3 triệu đơn vị/phiên, tăng nhẹ 9,69% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.104,45 tỷ đồng/phiên, tăng 1,35% so với tuần trước.

Tổng hợp giao dịch trên HOSE tuần từ 8 - 12/4

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

8/4/2013

506,66

+4,08(+0,81%)

52.180.952

946.640

9/4/2013

510,49

+3,83(+0,76%)

60.756.650

1.103.520

10/4/2013

496,50

-13,99(-2,74%)

69.177.120

1.433.650

11/4/2013

504,07

+7,57(+1,52%)

52.044.150

1.128.420

12/4/2013

494,27

-9,80(-1,94%)

52.307.920

910.030

Tổng

-8,31(-1,65%)

286.466.792

5.522.260

Tương tự, sàn HNX cũng có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Kết thúc tuần, HNX-Index đứng ở mức 60,32 điểm, giảm 0,68 điểm, tương đương giảm 1,12% so với cuối tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 45,21 triệu đơn vị/phiên, tăng 3,86% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 347,84 tỷ đồng/phiên, tăng 2,91% so với tuần trước.

Tổng hợp giao dịch trên HNX tuần từ 8 - 12/4

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

8/4/2013

61,36

+0,36(+0,59%)

53.622.042

415.970

9/4/2013

61,37

+0,01(+0,02%)

35.705.936

293.520

10/4/2013

60,33

-1,04(-1,69%)

55.069.654

445.020

11/4/2013

61,08

+0,75(+1,24%)

45.669.149

289.800

12/4/2013

60,32

-0,76(-1,24%)

35.998.565

294.890

Tổng

-0.68(-1,12%)

226.065.346

1.739.200

Trong tuần, nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lai bán ròng mạnh trên HOSE sau nhiều tuần mua ròng, trong khi họ vẫn mua ròng nhẹ trên sàn HNX. Chính động thái thoát hàng mạnh tay và thường vào cuối phiên của khối ngoại khiến thị trường có những biến động khó lường trong những phiên giao dịch cuối tuần qua.

Cụ thể, trên HOSE, trong tuần từ 8 đến ngày 12/4, nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 28 triệu đơn vị, tổng giá trị mua vào 784,86 tỷ đồng. Trong khi đó, họ bán ra hơn gần 36,4 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ra 922,62 tỷ đồng. Như vậy, trong tuần, họ bán ròng 8,23 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 137,76 tỷ đồng.

Tổng hợp giao dịch của NĐT NN tuần từ 8 - 12/4 (đơn vị: tr đồng)

Ngày

Khối lượng

Giá trị

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

8/4/2013

6.771.400

5.355.350

1.416.050

160.200

121.690

38.510

9/4/2013

6.037.550

6.044.680

-7.130

172.190

166.530

5.660

10/4/2013

7.255.230

8.965.760

-1.710.530

229.240

289.040

-59.800

11/4/2013

19.750.000

23.818.040

-4.068.040

172.990

238.940

-65.950

12/4/2013

5.131.540

8.529.770

-3.398.230

138.830

175.200

-36.370

Tổng

44.945.720

52.713.600

-7.767.880

873.450

991.400

-117.950

Trên sàn HNX, họ vẫn giữ động thái như các tuần trước đó, ngoại trừ phiên thứ Năm khi họ thỏa thuận hơn 14 triệu cổ phiếu PHS. Trong tuần, họ mua vào hơn 16,82 triệu đơn vị, trị giá 88,59 tỷ đồng, đồng thời bán ra 16,32 triệu đơn vị, trị giá 68,78 tỷ đồng. Tính chung, họ mua ròng 0,5 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 19,81 tỷ đồng.

Tính chung cả 2 sàn, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 7,77 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 117,95 tỷ đồng.

 Chứng khoán tuần mới: Cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu ảnh 1

 

Nhận định của các CTCK

 

Cân nhắc giảm dần tỷ trọng cổ phiếu

(CTCK FLC - FLCS)

Với diễn biến đóng cửa ở mức 494,27 điểm cuối tuần qua, trong vòng 10 phiên trở lại gần đây, đồ thị chỉ số VN-Index đã hoàn thành mô hình 2 đỉnh đảo chiều giảm điểm với đường viền cổ là khu vực 497 điểm. Sau một giai đoạn tăng giá liên tục trong bốn tháng qua, mô hình 2 đỉnh trên rất có thể sẽ là dấu mốc cho sự đảo chiều chuyển hướng trung hạn của chỉ số này.

Mặt khác, những biến động tăng mạnh và giảm mạnh của VN-Index kể từ đầu tháng 4 đến nay đã thể hiện khá rõ tính chất vùng đỉnh giá. Những diễn biến nói trên thường kích hoạt cho một giai đoạn giảm điểm trung hạn của VN-Index.

Diễn biến đi ngang của sàn Hà Nội hơn 1 tháng qua được hỗ trợ rất nhiều bởi sự tăng điểm của VN-Index. Khi chỉ số sàn HOSE có dấu hiệu đi ngang hoặc giảm điểm thì rất có thể sự giảm giá sẽ diễn ra với HNX-Index. Việc cân nhắc giảm dần tỷ trọng cổ phiếu vẫn đang là lựa chọn tối ưu trong bối cảnh hiện nay.

 

VN-Index nhiều khả năng tiếp tục giảm sâu

(CTCK ACB - ACBS)

Sau phiên hồi phục khá tốt hôm thứ Năm (11/4), thị trường một lần nữa bị bán mạnh trong phiên giao dịch sau đó.

Như vậy, VN-Index vẫn chưa thực sự vượt qua mức tâm lý 500 như chúng tôi nhận định 2 tuần trước. Tiêu cực hơn, chỉ số này thậm chí còn quay đầu xuyên thủng hỗ trợ quan trọng 497-500, là vùng giao nhau của đỉnh ngắn hạn 497, đường trung bình 20 ngày và đường xu hướng tăng nối 3 đáy 461, 470 và 483.

Một bẫy tăng điểm có thể vừa được hình thành và nếu đúng như vậy, VN-Index nhiều khả năng tiếp tục giảm sâu hơn trong các tuần mới. Hiện đáy ngắn hạn 460 là mục tiêu gần nhất của VN-Index. Tuy nhiên, với xu hướng tăng hiện tại của GAS và VNM, VN-Index có thể không giảm về tới mức này.

Ở chiều tăng, VN-Index có thể quay lại kiểm nghiệm kháng cự 500 một lần nữa. Với diễn biến trong tuần trước, chúng tôi bi quan với triển vọng ngắn hạn của VN-Index.

Tương tự, HNX-Index cũng có hai phiên giảm mạnh tuần trước, xen giữa bởi một phiên hồi phục khá. Nếu không có sự ngược dòng của một số ít mã vốn hóa lớn thì HNX-Index có thể đóng cửa tuần thấp hơn mức hiện tại.

Lực cầu yếu, thể hiện bởi khối lượng giao dịch thấp, là yếu tố cản trở sự hồi phục của HNX-Index trong tuần vừa qua.

Trong tuần này, HNX-Index có thể tiếp tục mất điểm và quay về hỗ trợ mạnh 59. Như đã đề cập, điều này mang ý nghĩa tiêu cực hơn là một cơ hội bắt đáy thị trường. Hơn thế nữa, việc VN-Index nhiều khả năng giảm sâu hơn, cũng là yếu tố kéo HNX-Index đi xuống. Một lần nữa, mô hình đảo chiều Head& Shoulders có khả năng được hình thành.

 Chứng khoán tuần mới: Cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu ảnh 2

Có thể kỳ vọng thị trường hồi phục

(CTCK Sài Gòn - SSI)

Hai phiên bán ra khá mạnh của khối ngoại ảnh hưởng mạnh đến tâm lý giới đầu tư và các nhà đầu tư trong nước cũng hưởng ứng bằng một phiên bán giảm gần 10 điểm. Cây nến ngày xuyên nhẹ qua đường trung bình động 20 ngày ngay sau phiên tăng điểm tích cực trước đó. Khối lượng giao dịch ở mức gần 50,7 triệu đơn vị, chỉ tăng nhẹ 7,86% so với phiên trước. GAS, VNM, MSN, VCB, BVH đóng góp giảm tới hơn 7 điểm cho phiên giao dịch cuối tuần trước.

Kết thúc tuần giao dịch chỉ số có tuần giảm 8,31 điểm (-1,65%) sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp trước đó. Nếu xuyên phá mạnh qua vùng hỗ trợ 485- 490 điểm, chỉ số VN-Index sẽ yếu đi khá nhiều. Tuy vậy, phiên xuống điểm mạnh cuối tuần, với  khối lượng không nhiều có thể kỳ vọng thị trường hồi phục ngắn hạn trở lại vào những phiên đầu tuần mới. Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư lướt sóng thận trọng có thể giảm tỷ trọng danh mục trong các phiên hồi phục và mua trở lại giá thấp hơn sau đó.

 

Cân nhắc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu

(CTCK BIDV - BSC)

Trong bối cảnh chưa có thông tin vĩ mô đáng chú ý, thị trường lại gặp khó khăn hơn khi xu hướng mua bán của khối ngoại đang cho thấy những tín hiệu tiêu cực. Quan sát mức chênh NAV và khối lượng giao dịch của các chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thế giới đang cho thấy những tín hiệu không tích cực với khả năng các quỹ ETF sẽ tiếp tục bán ra trong thời gian tới.

Sức cầu thị trường nói chung đang khá yếu và hoàn toàn thiếu nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Khối lượng đặt mua và đặt bán đều có sự sụt giảm đáng kể vào cuối tuần so với mức trung bình các phiên trước, cho thấy tâm lý thận trọng đã tăng lên

Về mặt kỹ thuật, VN-Index có ngưỡng hỗ trợ tại vùng 480 điểm, tuy nhiên nếu diễn biến giao dịch khối ngoại thiếu tích cực, chúng tôi cho rằng, ngưỡng hỗ trợ trên sẽ khá yếu, có thể chỉ giúp thị trường phục hồi nhẹ và ngắn.

Chúng tôi cho rằng, các nhà đầu tư nên cân nhắc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục do rủi ro thị trường đang tăng nhanh.

 

Tiềm năng phục hồi trong ngắn hạn không cao

(CTCK Dầu khí - PSI)

Thị trường trải qua mộ tuần hầu như không có các thông tin tác động. Các thông tin liên quan đến việc thúc đẩy tín dụng BĐS cho người thu nhập thấp, hay việc cân nhắc tiếp tục giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về 20% … chưa thể có tác động cụ thể tới thị trường. Trong tuần, các thông tin mà NĐT đón nhận chủ yếu là các tin tức liên quan tới doanh nghiệp như kế hoạch lợi nhuận 2013 và kế hoạch chi trả cổ tức.

Về mặt kỹ thuật, thêm một phiên giảm nữa, VN-Index sẽ mất đi mô hình tích cực Cup and handle và khả năng rơi vào một giai đoạn hoặc dao động ngang hoặc giảm trong ngắn hạn. Đường trung bình động EMA (40) hiện đang giữ vai trò là đường xu hướng ngắn của chỉ số, sẽ xác nhận các tín hiệu mất xu thế tăng nếu như ngưỡng 485 bị phá vỡ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư nên thực hiện giảm mạnh tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục. Ở một kịch bản tốt hơn, nếu như chỉ số dao động hẹp trong khoảng 485 - 500 điểm thì NĐT có thể tiếp tục duy trì danh mục, nhưng cũng cần bớt các cổ phiếu đang bị etfs bán mạnh, đặt mục tiêu giá mua bình quân thấp hơn. Chỉ số HNX-Index có khả năng tiếp tục giảm về khu vực 59 điểm. Dòng tiền tham gia vào sàn Hà Nội vẫn tỏ ra rất yếu ngay cả ở mức giá thấp. Tiềm năng phục hồi trong ngắn hạn không cao, do đó NĐT nên ưu tiên giữ tiền mặt, chờ mức giá giải ngân hợp lý trên sàn HOSE.

 Chứng khoán tuần mới: Cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu ảnh 3

Nên kiên nhẫn đợi thị trường giảm

(CTCK FPT - FPTS)

Thời gian gần đây, mặc dù các cổ phiếu penny giảm mạnh, thậm chí có những cổ phiếu đã về gần giá ở thời điểm VN-Index ở mức 380. Tuy nhiên, VN-Index vẫn diễn biến đi ngang tăng nhẹ, điều này có sự hỗ trợ lớn của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đặc biệt là các cổ phiếu nằm trong danh mục của các quỹ ETF. Một điểm khác biệt diễn biến tuần qua so với các tuần trước là khối đầu tư nước ngoài đã bắt đầu bán ròng khá mạnh, điển hình là hai phiên giao dịch ngày 10/4 và phiên ngày 12/4 với tổng mức bán ròng lên tới gần 55 tỷ đồng.

Ngoài ra, nếu xét 2 tuần gần đây thì vận động của VN30 đang ngày càng có xu hướng chi phối mạnh vận động của VN-Index.

Do đó trong ngắn hạn, nếu như nhóm VN30 nói chung hay khối đầu tư ngoại nói riêng chuyển sang xu hướng bán ròng thì khả năng rơi điểm mạnh của VN-Index hoàn toàn có thể xảy ra. Với nhận định tuần mới, VN-Index sẽ dao động theo xu thế đi ngang và giảm thì với nhà đầu tư lướt sóng đang nắm giữ cổ phiếu nên tranh thủ các phiên Bull-trap để giảm mạnh tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu. Các nhà đầu tư lướt sóng chưa nắm giữ cổ phiếu nên kiên nhẫn đợi thị trường điều chỉnh giảm để tham gia bắt đáy. Đối với nhà đầu tư dài hạn vẫn có thể mua vào các cổ phiếu cơ bản tốt.

 

Nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp

(CTCK Bảo Việt - BVSC)

Chỉ số 2 sàn giảm điểm với khối lượng tăng nhẹ so với phiên trước. Tại sàn HOSE, lực bán đã tăng sau khi có phiên tăng mang tính kỹ thuật hôm 11/04. Giai đoạn vừa qua, nhiều cổ phiếu có cơ bản tốt đã được dòng tiền đầu cơ lựa chọn để kiếm lợi nhuận và mức tăng mạnh của các cổ phiếu này khiến áp lực điều chỉnh trở nên lớn hơn trong ngắn hạn.

Còn tại sàn HNX, các cổ phiếu có tính thị trường cao đều chịu áp lực bán mạnh trong khi nhu cầu mua chỉ xuất hiện ở các vùng giá thấp. Thị trường thiếu nhóm cổ phiếu dẫn dắt nên khó có thể hy vọng dòng tiền đầu cơ vận động mạnh, bối cảnh này sẽ khiến giao dịch tại HNX tiếp tục duy trì ở trạng thái trầm lắng với thanh khoản thấp.

Tuần tới, thông tin về nhu cầu thoái vốn của các quỹ ETF sẽ tiếp tục thử thách tâm lý nhà đầu tư trong nước. Nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc danh mục của các quỹ này sẽ khó thu hút được dòng vốn trong nước, diễn biến này khiến VN-Index thiếu động lực để quay trở lại đà tăng. Tuy nhiên, khi tâm lý bình ổn trở lại thị trường vẫn có thể xuất hiện sự phân hóa ở nhóm nhỏ cổ phiếu do thông tin về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dần được công bố.

Theo quan điểm của BVSC, áp lực bán của nhà ĐTNN ở các cổ phiếu vốn hóa lớn đã và sẽ tiếp tục tạo áp lực giảm điểm lên VN-Index. Động thái này khiến nhà đầu tư trong nước giữ thái độ thận trọng và ngại tham gia thị trường. Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp và hạn chế tham gia thị trường trong bối cảnh hiện nay.

 Chứng khoán tuần mới: Cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu ảnh 4

Nên chọn lựa kỹ cổ phiếu và nắm giữ dài

(CTCK Maritime Bank - MSBS)

Các cổ phiếu lớn và mid cap đang được giao dịch ở mặt bằng giá mới và việc dòng tiền sẽ vẫn tìm đến những cổ phiếu triển vọng là điều dễ hiểu. Chúng tôi không đánh giá cao mẫu hình giá hiện tại của cả 2 chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index khi mà chúng phản ánh những rủi ro tiềm ẩn đối với những giao dịch T+.

Khi mà sự khởi sắc đang dần được hé lộ thì việc nắm giữ cổ phiếu lâu hơn thường lệ dễ mang lại những lợi nhuận bất ngờ. Nhà đầu tư nên chọn lựa kỹ cổ phiếu và nắm giữ dài sẽ tốt hơn việc giao dịch liên tục.

 

Vẫn chưa đạt tới các điều kiện dừng lỗ

(CTCK MB - MBS)

Rủi ro đảo chiều giảm của VN-Index đang tăng đáng kể khi chỉ số hình thành 2 cây nến đen lớn gần nhau. Dù vậy chỉ số vẫn chưa giảm qua vùng hỗ trợ mạnh 492-500, mốc quan trọng giúp xác nhận sự đảo chiều của xu hướng. Chỉ số HNX-Iindex cũng giảm phiên cuối tuần trước, nhưng vẫn ở trong xu hướng đi ngang với khối lượng giao dịch thấp. Xét thị trường chung hai chỉ số vẫn chưa đạt tới các điều kiện dừng lỗ nhưng một số các cổ phiếu riêng lẻ có thể đã chạm tới. Khi đó, nhà đầu tư không nên do dự khi thực hiện bán ra các cổ phiếu này.

Trong ba phiên giao dịch gần đây, trái ngược với xu hướng mua vào liên tục trong một tháng trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh bán ra cổ phiếu trong đó có nhiều mã cổ phiếu bluechip mà họ khá ưa chuộng như BVH, DPM, VCB, PVF, CSM, HAG… Mặc dù, lượng bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài không nhiều so với khối lượng giao dịch chung toàn thị trường song đã gây tâm lý tiêu cực khi các mã cổ phiếu bị bán ra có ảnh hưởng lớn đến chỉ số VN-Index. Trên thị trường xuất hiện thông tin về việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi quỹ đầu tư VNM ETF với số tiền khoảng 5 triệu USD. Chúng tôi đánh giá, việc một vài nhà đầu tư nước ngoài rút vốn trong trường hợp này có thể chỉ là hoạt động chốt lời bình thường trong bối cảnh nhiều mã cổ phiếu mà họ năm giữ đã tăng khá mạnh trong vài tháng qua. Chúng tôi cho rằng, nếu nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định thì dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

 

Nên hạ thấp tỷ trọng cổ phiếu

(CTCK Maybank KimEng - MBKE)

Câu chuyện được quan tâm nhất trong tuần qua là về hoạt động của các quỹ ETF. Thị trường đã phản ứng khá tích cực khi thông tin giá xăng giảm được đưa ra, tăng lên mức 518 điểm trước khi lệnh bán rất bất ngờ trong phiên ATC ngày 10/4 đẩy thị trường giảm mạnh, tạo ra mức chênh lệch tới hơn 20 điểm từ mức cao nhất xuống mức thấp nhất.

Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ nhìn nhận nến đỏ rất dài này như một sự thay đổi về tâm lý chóng mặt của các nhà đầu tư. Điều thú vị là các quỹ ETF được coi như thành viên thị trường bí ẩn, và thường được gán ghép như nguyên nhân của các biến động mạnh, kể cả theo chiều tăng hay giảm. Về mặt thống kê, các nhà đầu tư bán ròng phiên thứ tư liên tục trong phiên 12/4 - họ bán ròng 3,6 triệu cổ phiếu, chủ yếu các cổ phiếu bluechips như BVH, DPM, HAG, PPC, VCB, VSH. Riêng VSH, họ bán ròng tới 1,8 triệu cổ phiếu - các cổ phiếu thủy điện được xem là gặp bất lợi trong năm 2013 này do điều kiện thời tiết không tốt. Dữ liệu của HOSE cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7,2 triệu cổ phiếu. Đây là sức ép lớn cho thị trường, xét trên bối cảnh thị trường còn yếu ớt và động lực mua vừa mới chớm trở lại.

Với việc mức đáy 497 (và cũng là kháng cự cũ đảo chiều sang vai trò hỗ trợ) bị phá vỡ, chúng tôi cho rằng thị trường có thể trở lại giai đoạn điều chỉnh, tương tự như những gì đã diễn ra trong tháng 2/2013. Các nhà đầu tư nên hạ thấp tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục để hạn chế rủi ro. Tình hình sẽ xấu hơn một cách rõ ràng hơn nếu mức 483 cũng bị xuyên thủng.