Cái giá của niềm tin

Cái giá của niềm tin

(ĐTCK) Đã rất lâu mới thấy chủ đề quản trị và liêm chính có hẳn một báo cáo riêng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, cuộc đối thoại lớn nhất trong năm của cộng đồng các NĐT và các cơ quan Chính phủ. Có một thông điệp đáng chú ý trong báo cáo này: “cốt lõi của thị trường hiệu quả là sự tin tưởng”. 
 

Đó là sự tin tưởng chung, các chuẩn mực hành vi được chấp nhận rộng rãi và các hình phạt tương xứng cho việc không tuân thủ quy tắc.

Một yếu tố quan trọng về sự liêm chính trong tổ chức là quản trị doanh nghiệp. Các chuyên gia chia sẻ, từ góc độ nghiên cứu và thực tiễn có thể thấy rõ, "tiếng nói của cấp lãnh đạo cao nhất" là trung tâm cho sự phát triển môi trường kinh doanh công bằng nhằm đẩy lùi, khắc phục hành vi tham nhũng, phi đạo đức và các “khoảng tối” trong kinh doanh.

Cuối tuần qua, chủ tịch một doanh nghiệp niêm yết chia sẻ, dù giá cổ phiếu của doanh nghiệp ông đã tăng gần gấp 3 so với hồi đầu năm, trên nền tảng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc, song ông không thực sự an tâm về điều đó.

Cứ nhìn những bê bối của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), làm hoen ố và gây ảnh hưởng đến hình ảnh không chỉ của các lãnh đạo, mà còn đến trận đấu, các sự kiện và các nhà tài trợ như thế nào sẽ thấy. FIFA cũng đang cạnh tranh, rất giống một quốc gia với các NĐT, doanh nghiệp và đã mất hàng tỷ USD tài trợ, đơn giản là do thiếu sự liêm chính từ cấp lãnh đạo cao nhất.

Tại một buổi hội thảo của Nhóm công tác về quản trị và liêm chính với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh”, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết, sự minh bạch và liêm chính là chìa khóa cho đầu tư và hợp tác kinh doanh của Anh nhằm đảm bảo hơn nữa tính an toàn đối với các khoản đầu tư; đồng thời nhấn mạnh, trách nhiệm cao nhất không chỉ của chính phủ và các cơ quan quản lý, mà còn với cả các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm thúc đẩy môi trường minh bạch và liêm chính.

Nhìn vào TTCK Việt Nam, “nguyên tắc” trên đang thể hiện rất rõ trong khả năng vận động và huy động vốn của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có hệ thống quản trị tốt và chưa thực sự minh bạch, việc thu hút vốn từ các tổ chức lớn là bất khả thi. Đồng thời, giá cổ phiếu dù có bao nhiêu biện pháp kỹ thuật nâng đỡ chăng nữa, cũng khó đạt mức giá mà ban lãnh đạo công ty kỳ vọng.

Nhắc đến câu chuyện giá cổ phiếu, cuối tuần qua, chủ tịch một doanh nghiệp niêm yết chia sẻ, dù giá cổ phiếu của doanh nghiệp ông đã tăng gần gấp 3 so với hồi đầu năm, trên nền tảng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc, song ông không thực sự an tâm về điều đó.

Ông biết rằng, một trong những yếu tố đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh là bệ đỡ margin của một nhóm cổ đông mới mở tài khoản ở những CTCK lớn nhất thị trường.

Vị này cho biết, nếu giá cổ phiếu tăng quá nóng và vượt qua mức mà doanh nghiệp đánh giá là hợp lý so với tương quan chung trên thị trường, doanh nghiệp sẽ đưa ra cảnh báo, lưu ý với NĐT. Tất nhiên, sẽ có những con số và thông tin về hoạt động doanh nghiệp để làm cơ sở cho cảnh báo đó.

Trên TTCK Việt Nam, chưa thấy doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp nào hành động như vậy. Đó là một trong những lý do vì sao nhiều biện pháp kỹ thuật để “kích” giá cổ phiếu vẫn được sử dụng và không ít NĐT tiếp tục thua lỗ vì sự thiếu minh bạch trên thị trường.

Gần đây, liên tục các quyết định xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật chứng khoán được ban hành. Phạt tiền là một chuyện, thị trường cũng rất cần những thông tin bóc trần đường đi của các vi phạm để NĐT nâng cao cảnh giác.

Trở lại với thông điệp về sự liêm chính được đề cập tại Diễn đàn Doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói rất rõ về “pháp quyền”, như là cơ sở cho sự “hồi sinh” của Việt Nam.

Tin bài liên quan