Việc bán đấu giá công khai cổ phần sẽ tối đa hóa lợi ích của Nhà nước. Trong đợt bán đấu giá 52% phần vốn của Nhà nước tại CTCP Du lịch Kim Liên, đơn vị sở hữu Khách sạn Kim Liên, phần vốn có giá trị sổ sách 31 tỷ đồng đã được bán với giá 1.000 tỷ đồng, c

Việc bán đấu giá công khai cổ phần sẽ tối đa hóa lợi ích của Nhà nước. Trong đợt bán đấu giá 52% phần vốn của Nhà nước tại CTCP Du lịch Kim Liên, đơn vị sở hữu Khách sạn Kim Liên, phần vốn có giá trị sổ sách 31 tỷ đồng đã được bán với giá 1.000 tỷ đồng, c

Bài học nào cho việc chậm thoái vốn

(ĐTCK) 6 tháng đầu năm nay, theo thông tin từ Ban Đổi mới Phát triển doanh nghiệp, kết quả thoái vốn nhà nước rất chậm và đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Đâu là nguyên nhân?
Doanh nghiệp tiềm năng không lo ế

Có ít nhất 2 tổ chức và 3 cá nhân đã đăng ký mua cả lô cổ phần 53% vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu Vĩnh Long của Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức cuối tháng 7 tới. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất – kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, châu Phi và nhiều nước trong khu vực ASEAN. Đáng lưu ý là hầu hết các tổ chức, cá nhân này đều có địa chỉ tại Hà Nội. Trong số đó, Công ty Đại Long có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2015 đạt gần 200 tỷ đồng, Công ty Minh Trung tại Bắc Giang có vốn điều lệ 118 tỷ đồng mà lợi nhuận tới gần 500 tỷ đồng.

Một nhà đầu tư chia sẻ, mục đích đăng ký mua cổ phần của CTCP Xuất khẩu nhập Vĩnh Long là thực hiện việc đầu tư kinh doanh. Sau khi mua được cổ phần của doanh nghiệp này, nhà đầu tư sẽ triển khai sắp xếp lại bộ máy nhân sự trong Công ty; sắp xếp, cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh, tập trung vào phát triển những ngành nghề có thế mạnh; tập trung giải quyết những tồn đọng về các vấn đề công nợ. Trong đó, chủ yếu thực hiện các biện pháp thu hồi công nợ của các đối tác đồng thời tìm các giải pháp giãn nợ của các tổ chức tín dụng; tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường đối với những ngành nghề kinh doanh là thế mạnh của Công ty.

Rõ ràng là nếu doanh nghiệp có tiềm năng kinh doanh, dù đang có khoản nợ khó đòi khá lớn, ở những địa bàn xa xôi, thì vẫn được nhiều nhà đầu tư “để ý”.

Trước đó, Công ty TNHH MTV Khoáng sản Bà Rịa -Vũng Tàu cũng đã bán đấu giá thành công cả lô cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược vào ngày 30/6/2016. Có 2 tổ chức đăng ký mua, giá trúng thầu đạt 24.100 đồng/cổ phần, cao hơn rất nhiều so với giá khởi điểm 15.900 đồng/cổ phần; 4,14 triệu cổ phiếu đã được bán hết veo. Cái nhìn của nhà đầu tư tổ chức và nhỏ lẻ là rất khác nhau, khi cùng đợt IPO bán ra công chúng của doanh nghiệp này lại thất bại, ế tới 13 triệu cổ phần. Doanh nghiệp đang thực hiện tiếp việc bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư tổ chức đã tham gia mua cổ phần dưới hình thức đầu tư chiến lược.

Một phiên bán cổ phần khác với số lượng 4 triệu cổ phần của SCIC tại CTCP Lâm sản và Xuất nhập khẩu tổng hợp Bình Dương được tổ chức vào ngày 4/7/2016 cũng đã bán thành công theo hình thức cả lô với 3 nhà đầu tư tham gia, giá trúng là 29.200 đồng/cổ phần, cao hơn khá nhiều so giá khởi điểm là 25.800 đồng/cổ phần.

Song, đó không phải là thực tế chung cho các đợt bán vốn nhà nước. Theo Ban Đổi mới phát triển doanh nghiệp, giá trị sổ sách thoái vốn 6 tháng đầu năm nay chỉ bằng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Hà Nội đã bán thành công phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại doanh nghiệp khác với tổng giá trị sổ sách là 871,6 tỷ đồng, thu về 2.710,4 tỷ đồng, bằng 3,1 lần giá trị sổ sách.

Quá trình thoái vốn cho thấy, phần vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp đang quản lý đất đai ở những vị trí đắc địa hoặc quản lý tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản đã được bán với giá trị gấp rất nhiều lần so với giá trị sổ sách. Điển hình như trường hợp CTCP Du lịch Kim Liên, phần vốn nhà nước có giá trị sổ sách 31 tỷ đồng đã bán được với giá 1.000 tỷ đồng, cao gấp 32 lần. Hay phần vốn nhà nước tại CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo có giá trị sổ sách 16 tỷ đồng đã bán được với giá 109 tỷ đồng, cao gấp 6,8 lần; phần vốn của CTCP Du lịch Đồ Sơn có giá trị sổ sách 4,5 tỷ đồng bán được 155 tỷ đồng, cao gấp 34 lần; CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương có giá trị sổ sách 98 tỷ đồng, bán được 439 tỷ đồng, gấp 4,4 lần. 

Tối đa hóa lợi ích cho nhà nước

Điểm chung của những đợt bán vốn trên là áp dụng các cơ chế bán vốn đặc thù như bán cả lô, bán cho nhà đầu tư chiến lược... Điều này rất cần thiết được Chính phủ, Bộ Tài chính nghiên cứu để đẩy mạnh áp dụng chung cho các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công ty nhằm đẩy nhanh tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc bán vốn cần nghiên cứu kỹ tình hình thị trường, lựa chọn thời điểm bán phù hợp, tổ chức bán vốn công khai minh bạch. Trong một số trường hợp cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước nên thực hiện cấu trúc lại doanh nghiệp như tại CTCP Du lịch Đồ Sơn nhằm gia tăng giá trị vốn sau đó mới thực hiện bán vốn.

Thực tế bán vốn nhà nước 6 tháng đầu năm nay cũng cho thấy, để có thể thu được tối đa lợi ích cho nhà nước, nên xem xét áp dụng cả việc tổ chức đấu giá hoặc chào bán cạnh tranh rộng rãi với việc bán cổ phần cả lô áp dụng với phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp niêm yết.

Hiện tại, Nghị định 71/2013/NĐ-CP quy định, đối với việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch, thì thực hiện giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận thông qua hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán. Điểm hạn chế của phương thức này là khi cổ đông nhà nước thông báo thoái vốn trên sàn chứng khoán, đơn thuần là thông báo bán cổ phần của cổ đông lớn trong doanh nghiệp theo các quy định pháp luật về chứng khoán, chứ không phải là công bố chi tiết dạng mời thầu về các đợt thoái vốn tương tự như khi thực hiện đấu giá công khai cổ phiếu chưa niêm yết. Do đó, nhà đầu tư thiếu thông tin, không rõ đầu mối để liên hệ tìm hiểu sâu hơn. Mặt khác, nhà đầu tư cũng không rõ cổ đông nhà nước sẽ bán cả lô, hay chia nhỏ bán từng phần.

Việc bán thỏa thuận có thể được thực hiện trong biên độ giao dịch trên sàn hoặc ngoài biên độ, bởi thế rất khó để xác định mức giá tối đa các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng trả giá cho lô cổ phần như trường hợp được đấu giá công khai. 

Mua vốn nhà nước, nhà đầu tư nội “thượng phong”

 Từ ngày 1/1 đến 20/6/2016, có 46 doanh nghiệp nhà nước bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán, với tổng số cổ phần chào bán là 563 triệu cổ phần, tổng giá trị 5.629 tỷ đồng. Kết quả đấu giá bán được 383 triệu cổ phần (đạt 68% tổng số cổ phần bán ra), thu về 5.418 tỷ đồng với 1.564 nhà đầu tư trong nước và 4 nhà đầu tư nước ngoài trúng giá.

Trình tự bán vốn nhà nước nước tiến hành lần lượt qua 5 bước:

 1. Thu thập thông tin tài chính và hoạt động sản xuất - kinh doanh, mô hình tổ chức từ các công ty và xây dựng bản công bố thông tin;

2. Tính toán giá trị cổ phần theo các phương pháp, xác định giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần;

3. Xây dựng quy chế bán đấu giá cổ phần của từng công ty và các mẫu đăng ký đấu giá theo quy định chung;

4. Công bố thông tin bán đấu giá cổ phần trên các báo địa phương và trung ương trong 3 số liên tiếp, các trang web của SCIC và tổ chức tư vấn bán đấu giá cổ phần trước 20 ngày trước ngày tổ chức đấu giá;

5. Tổ chức đấu giá, thu tiền bán cổ phần và hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư trúng giá theo qui chế bán đấu giá cổ phần và hợp đồng tư vấn với các công ty chứng khoán. Thông thường, việc thực hiện quy trình trên phải mất khoảng 3 tháng.

(Tham khảo quy trình của SCIC)
Tin bài liên quan