KIS: Khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu ACB
Xuất phát từ một ngân hàng hàng đầu trên thị trường bán lẻ, sự bê bối từ phía quản trị đứng đầu là ông Nguyễn Đức Kiên – nguyên chủ tịch HĐQT của ACB đã khiến Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) rơi vào khủng hoảng trầm trọng với khoảng nợ xấu được báo cao lên tới 9.000 tỷ đồng vào năm 2012. Tiếp sau đó, ACB tiếp tục dính vào vụ án Huyền Như cuối năm 2014 khiến khoản tiền gửi 670 tỷ đồng tại Vietinbank không thể thu hồi.
Sau nhiều năm tập trung xử lý, các khoản nợ này chỉ còn lại khoảng 1.500 tỷ đồng và dự kiến sẽ được xử lý hết trong năm 2017. Như vậy, ACB xử lý xong nợ liên quan đến Nhóm 6 công ty sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.
Đồng thời, ACB còn đang nắm giữ các tài sản đặc biệt liên quan gần 5.000 tỷ đồng. Mặc dù, chúng tôi không chắn chắn về giá trị có thể thu hồi của các tài sản đặc biệt này tuy nhiên trong trường hợp tích cực, việc thanh lý thành công sẽ giúp ACB tạo ra một khoản lợi nhuận đột biến.
Bên cạnh đó, với kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh sau giai đoạn tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, ACB đang dần lấy lại vị thế dẫn đâu của mình. Ngoài ra, ACB cũng là một trong những ngân hàng được hưởng lợi nhiều nhất nếu NHNN mở room sở hữu của khối ngoại.
Chúng tôi dự phóng lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu 2017 đạt 1.751 tỷ đồng (tăng 31,3% so với năm trước) và 15.720 tỷ đồng (tăng 11,8%). Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế năm 2018 được kì vọng tăng đột biến, đạt 3.625 tỷ đồng (tăng trưởng 65,6%) khi không còn phải trích lập dự phòng cho nợ của Nhóm 6 công ty và trái phiếu VAMC. Theo đó, ACB đang dự P/B forward 2017 và 2018 lần lượt là 1,6x và 1,3x thấp hơn P/B trung bình của các ngân hàng có quy mô tương đương trong khu vực (1,7x).
Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 27.993 đồng cho ACB trong vòng 1 năm nay, cao hơn 12,4% so với giá thị trường.Cùng với mức chia cổ tức dự kiến 10%, tổng mức sinh lời kỳ vọng là 16,4%. Do đó, khuyến nghi tăng tỷ trọng đối với ACB.