FPT: DTL sẽ rất khó khăn đạt kế hoạch kinh doanh năm 2017
Về thị trường nội địa, khả năng DTL gia tăng thị phần sẽ rất khó khăn mặc dù triển vọng bán hàng có sáng sủa hơn năm 2016 (do Bộ Công thương đã áp thuế chống bán phá giá cho tôn mạ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu). Nguyên nhân do chi phí cao dẫn đến giá thành sản phẩm không thể cạnh tranh tốt bằng các doanh nghiệp đối thủ.
Bên cạnh đó, các “ông lớn” trong mảng tôn mạ đều có dây chuyền mới đưa vào hoạt động trong năm 2017 như HSG (+400,000 tấn/năm), NKG (+400,000 tấn/năm) và Tôn Đông Á (+500,000 tấn/năm), dẫn đến lượng thành phẩm chất lượng cao của mảng tôn mạ sẽ tăng nhanh chóng và mức độ cạnh tranh trong nước cũng sẽ tăng lên.
Về thị trường xuất khẩu, DTL gặp khó khăn nhiều hơn so với các doanh nghiệp đối thủ như HSG và NKG do hoạt động phòng vệ thương mại còn yếu kém. Tỷ trọng xuất khẩu chiếm 25% trong cơ cấu doanh thu của DTL và thị trường Thái Lan là một trong ba quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất bên cạnh Malaysia và Indonesia. Tại Thái Lan, DTL bị áp thuế chống bán phá giá thuộc nhóm cao nhất vào cuối tháng 03/2017. Cụ thể, tôn kẽm bị áp thuế 30.77% và tôn lạnh bị áp thuế 34.05% sẽ khiến DTL không thể xuất khẩu sang thị trường này nữa.
Hơn thế nữa, ban lãnh đạo của DTL thường quá lạc quan trong việc đặt kế hoạch từ trước đến nay. Để minh họa, giai đoạn 2010 – 2015, các kế hoạch mà DTL đặt ra về doanh thu và LNST đều không đạt. Chỉ có năm 2016, do hưởng lợi từ xu hướng tốt lên đột biến của toàn ngành thép nên lần đầu tiên trong 6 năm gần nhất DTL đã vượt được kế hoạch đặt ra. Vì thế, chúng tôi đánh giá kế hoạch cao đột biến của DTL đặt ra trong năm 2017 sẽ cần không ít nỗ lực để đạt được