Hà Nội và TP. HCM đứng chỉ trên Bangkok trong bảng xếp hạng 30 thành phố về nguồn cung và lực cầu (ảnh minh họa)

Hà Nội và TP. HCM đứng chỉ trên Bangkok trong bảng xếp hạng 30 thành phố về nguồn cung và lực cầu (ảnh minh họa)

Xếp cuối bảng, văn phòng cho thuê Việt Nam vẫn là điểm sáng

(ĐTCK) Trong năm 2016, tỷ lệ hấp thụ văn phòng cho thuê trong 30 thị trường chính mà Cushman & Wakefield nghiên cứu chưa có dấu hiệu giảm sút, thậm chí còn có sự cải thiện tại một số thị trường trọng yếu, trong đó có Việt Nam

Theo đánh giá của Cushman & Wakefield, nhìn chung thị trường bất động sản năm 2016 bắt đầu với sự lạc quan, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế và niềm tin cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp giảm và tiền lương tăng được kỳ vọng là nền tảng cho sự tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản.

Năm vừa qua cũng chứng kiến các sự kiện nổi bật mà có thể là “liều thuốc giải” cho kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế chậm chạp này, ví dụ như Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia cũng như việc thành lập chính thức Cộng đồng Kinh tế Châu Á (AEC) cuối năm 2015.

Dự báo của Cushman & Wakefield cho thấy, trong năm 2016 nhu cầu thuê văn phòng sẽ tăng mạnh với tỷ lệ hấp thu tăng đều tại 30 thành phố chính trong khu vực, với mức tăng gần 8 triệu m2.

Trong khi đó, về phía nguồn cung, các tòa nhà mới hiện đang được xây dựng sẽ cung cấp thêm gần 12 triệu m2 trong năm, có thể đáp ứng phần nào cho các thị trường đang khan hiếm như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến ở Trung Quốc cũng như là các khu vực thu hút dịch vụ gia công phần mềm trong khu vực như Manila (Philippines) và Bengaluru (Ấn Độ).

Theo bảng xếp hạng trên thì Hà Nội và TP. HCM vẫn là 2 thành phố có nguồn cung và nhu cầu khá thấp so với các thành phố khác của châu Á. 
Thời gian tới, đầu tư vào phân khúc văn phòng sẽ tiếp tục tăng cao, khi các nhà đầu tư xuyên quốc gia chuyển hướng vào thị trường mới nổi trong khu vực.
Việc bất động sản được đổ nhiều nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư toàn cầu sẽ dẫn đến áp lực không ngừng về giá tại nhiều thị trường bởi vì danh mục & số lượng tài sản để đầu tư khá hạn chế, điều này sẽ khiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Khi đó, giá thuê mặt bằng văn phòng tại các khu vực có nhiều dự án mới sẽ giảm sút, và điều này đồng nghĩa sẽ có lợi nhiều cho người đi thuê.
Đối với thị trường văn phòng tại Việt Nam, nhìn chung năm 2016 sẽ là một năm đầy triển vọng. Cùng với Philippines, Việt Nam đang là ngôi sao sáng với GDP cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Dự kiến, với các chính sách kích thích kinh tế theo hướng phát triển bền vững, phối hợp đồng đều giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Chính phủ, cùng với việc mở rộng cho sự gia nhập của khối FDI sẽ thúc đẩy sức cầu nội địa. Đồng thời tạo cơ hội cho thị trường văn phòng có bước phát triển mới khi các Doanh nghiệp gia tăng nhu cầu thuê  văn phòng, nhà xưởng để mở rộng hoạt động sản xuất của mình.

“Trong lĩnh vực bất động sản, Chính phủ đã và đang tạo điều kiện và hỗ trợ các Công ty, Tập đoàn đa quốc gia trong vấn đề địa điểm, cơ sở sản xuất kinh doanh. Sự phát triển kinh tế thuận lợi này có tác động tích cực đến phân khúc văn phòng cho thuê, đặc biệt tại Tp.HCM – nơi mà số lượng các Tập đoàn sản xuất đa quốc gia và các Công ty trong ngành dịch vụ khá đông đảo. Tỷ lệ trống của văn phòng hạng A đã khá hạn chế từ năm 2013, khi tỷ lệ lấp đầy thường xuyên đạt mức hai con số, khiến cho tỷ lệ trống luôn ít hơn 7%; hoạt động cho thuê giai đoạn tiền khai trương của các cao ốc hạng A này cũng luôn sôi nổi và có tỷ lệ cho thuê khá cao. Đầu tư bất động sản cũng tăng trưởng và có những nhà đầu tư nước ngoài đáng chú ý như GAW Capital, ngày càng tăng sự hiện diện của họ tại đây” Ông Alex Crane, Tổng Giám Đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết.

Tin bài liên quan