Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trình bày tờ trình của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia trước Quốc hội chiều 21/3 (Ảnh chụp màn hình)

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trình bày tờ trình của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia trước Quốc hội chiều 21/3 (Ảnh chụp màn hình)

Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp mới đạt 65%, Chính phủ đề xuất giảm chỉ tiêu diện tích

(ĐTCK) “Trong số các khu công nghiệp được thành lập, đến nay có 212 khu đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy bình quân 65%...”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết khi thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày  Tờ trình của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia trước Quốc hội chiều nay (21/3).

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, theo Nghị quyết của Quốc hội, đến năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp phải đạt được 130.000 héc-ta. Kết quả thực hiện đến hết năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp có 103.320 héc-ta, tăng thêm 31.330 héc-ta so với năm 2010, đạt 79,48% so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội.

Các tỉnh có diện tích đất khu công nghiệp tăng nhiều như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bình Dương, Long An…

Trong số các khu công nghiệp được thành lập có 212 khu đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 60.000 héc-ta, tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 65% (trong đó 47 khu đạt 100%, 30 khu đạt trên 90%, 26 khu đạt trên 80%), diện tích đã cho thuê là 26.000 héc-ta. Các khu công nghiệp còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Liên quan đến quan điểm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất  giai đoạn 2016-2020 cấp quốc gia, ông Quang cho biết, sẽ ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các lĩnh vực hạ tầng then chốt; ưu tiên bố trí quỹ đất cho những dự án quan trọng tạo đột phá phát triển và có tác động lan tỏa lớn. Đảm bảo hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ...

“Theo chỉ tiêu Quốc hội duyệt đến năm 2020, thì đất khu công nghiệp có 200.010 héc-ta, tăng thêm 96.680 héc-ta so với năm 2015. Theo đề xuất của các địa phương, đến năm 2020, đất khu công nghiệp là gần 203.000 héc-ta, vượt so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội cho phép 2.940 héc-ta…”, ông Quang nói.

Trong số các khu công nghiệp được thành lập có 212 khu đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 60.000 héc-ta, tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 65% (trong đó 47 khu đạt 100%, 30 khu đạt trên 90%, 26 khu đạt trên 80%), diện tích đã cho thuê là 26.000 héc-ta.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, sau khi cân đối giữa kết quả thực hiện, nhu cầu của các địa phương và kết quả rà soát, điều chỉnh các khu công nghiệp trong cả nước theo Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 2/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đề xuất đến năm 2020 đất khu công nghiệp là 191.420 héc-ta (giảm 8.590 héc-ta so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, qua thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thời gian qua, Chính phủ đã tiến hành rà soát lại các khu công nghiệp, tập trung chỉ đạo lấp đầy các khu công nghiệp hiện hữu và diện tích lấp đầy đã nâng lên đáng kể đạt khoảng 65% so với 45% năm 2011.

“Thời gian tới, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bảo đảm sự hợp lý về số lượng các khu công nghiệp, tập trung lấp đầy các khu công nghiệp hiện hữu. Việc quy hoạch xây dựng mới các khu công nghiệp cần dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội, lợi thế cạnh tranh, chú trọng quy hoạch theo vùng, không nên đầu tư dàn trải, chia cắt theo địa giới hành chính...”, ông Giàu nói.

Đối với đất khu kinh tế, có ý kiến trong Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị rà soát để giảm diện tích vì thời gian qua, việc khoanh định diện tích đất tại các khu kinh tế là quá lớn, vượt quá nhu cầu, không bố trí đủ nguồn lực để thực hiện dẫn đến quy hoạch treo, hạn chế quyền của người sử dụng đất trong khu kinh tế.

Liên quan đến giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian tới, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất cần nghiên cứu sớm ban hành Luật Quy hoạch để tạo cơ sở pháp lý cho triển khai thực hiện và giám sát công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch sử dụng đất nói riêng.

“Cũng cần tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, bảo đảm việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, tránh bỏ hoang, không sử dụng đất đai gây lãng phí..”, ông Giàu cho hay. 

Tin bài liên quan