Hải Phát là một tên tuổi đáng chú ý trên thị trường M&A bất động sản tại Hà Nội. Ảnh: Dũng Minh

Hải Phát là một tên tuổi đáng chú ý trên thị trường M&A bất động sản tại Hà Nội. Ảnh: Dũng Minh

Muôn vẻ M&A bất động sản: Hải Phát và trái ngọt trong các thương vụ M&A

(ĐTCK) Tận dụng thời điểm thị trường khó khăn, một số doanh nghiệp có tiềm lực đã tích cực thâu tóm các dự án chết. Thông qua hoạt động mua bán (M&A) dự án bất động sản, nhiều doanh nghiệp đã tạo lập được quỹ đất lớn để phát triển trong dài hạn. Trong số các doanh nghiệp tích cực trên thị trường M&A, thì Hải Phát là tên tuổi gây nhiều thú vị và tò mò nhất.

Lên nhờ M&A

Hải Phát gia nhập thị trường từ cuối năm 2003 với số vốn điều lệ ban đầu vỏn vẹn 8 tỷ đồng. Bốn năm sau, vốn điều lệ của Hải Phát mới chỉ tăng lên 15 tỷ đồng. Thế nhưng, đến năm 2008, Hải Phát bất ngờ tăng vốn lên 300 tỷ đồng, đồng thời công bố triển khai một loạt dự án bất động sản lớn, trong đó đáng kể là Tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ The Pride, thuộc Khu đô thị An Hưng (Hà Đông).

Đến cuối năm 2010, đầu năm 2011, lúc thị trường bất động sản bước vào giai đoạn "nóng bỏng" nhất, Hải Phát tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng và công bố triển khai nhiều dự án với tổng diện tích lên tới hàng trăm héc-ta, như Dự án Khu đô thị Tân Tây Đô, Khu nhà ở Phú Lãm, Khu đô thị mới Tây Nam An Khánh…

Thời điểm đó, thông tin không được công khai quá nhiều, nhưng giới thạo tin địa ốc cho biết, đây đều là các dự án được Hải Phát mua lại một phần của các chủ đầu tư khác.

Sau đó, trong bối cảnh M & A bất động sản nóng, với chiến lược kinh doanh của mình, Hải Phát đã bán lại dự án Đại Thanh cho Mường Thanh, một phần lớn CT2A - Tân Tây Đô; 36 Phạm Hùng cho FLC. Với tiềm lực tài chính và các dự án của mình, Hải Phát được MBBank “bơm” 530 tỷ đồng vào thời điểm thị trường xuống thấp nhất, đã giúp cho công ty này hoàn thành và bàn giao cả hai dự án Tân Tây Đô và The Pride.

Tiếp tục thâu tóm nhiều dự án khủng

Được đà đi lên, khi thị trường hồi phục trở lại từ cuối 2014, Hải Phát nhanh chóng chiếm ưu thế trên thị trường nhà trung cấp, triển khai thành công CT3 The Price và bàn giao nhà cho cư dân trước thời hạn.

Hải Phát mua lại một phần Dự án Khu đô thị Phú Lương - Ảnh: Dũng Minh

Cuối tháng 10/2015, Hải Phát “đi săn” trở lại khi thâu tóm Dự án HPC Landmark 105; bỏ ra 700 tỷ đồng để mua lại quyền khai thác 35% dự án Khu đô thị Phú Lương (Hà Đông); đấu giá thành công 7.200 m2 đất tại Vạn Phúc (Hà Đông) để phát triển khu nhà shophouse; khởi công dự án Hải Phát Plaza; đầu tư vào một loạt dự án như Khu đô thị sinh thái Đồng Quang, Khu đô thị Tây Nam An Khánh, A7 Trung Yên và đặc biệt là thâu tóm dự án đình đám một thời Usilk City.

Chưa dừng lại ở đó, cùng thời điểm trên, Hải Phát tiếp tục chi hơn 200 tỷ đồng để mua hơn 10 triệu cổ phần của Cienco 5 thông qua đấu giá, chiếm 23% vốn cổ phần Cienco 5. Thương vụ này được đồn đoán là bước cần thiết để Hải Phát đi đến cái đích là dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 (Hà Đông, Hà Nội).

Mới nhất, Hải Phát thời gian gần đây là dự án Usilk City. Cuối tháng 3/2017, TP. Hà Nội đã ra Quyết định 1983/QĐ-UBND cho phép Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long chuyển nhượng tòa CT2-105 thuộc lô đất CT2 Dự án Usilk City cho Hải Phát.

Theo đánh giá của một số môi giới kinh nghiệm, việc Hải Phát tham gia mua lại Usilk City mang lại cơ hội hồi sinh mới cho dự án này. Tuy nhiên, bản thân Hải Phát sẽ phải giải quyết rất nhiều việc nếu muốn đưa dự án về đích. 

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan