Tại các nước phát triển, nghề môi giới địa ốc có vị trí rất cao (ảnh minh họa)

Tại các nước phát triển, nghề môi giới địa ốc có vị trí rất cao (ảnh minh họa)

Môi giới địa ốc ở các nước có địa vị xã hội cao, tại sao Việt Nam...?

(ĐTCK) Do cách làm ăn chộp giật của một số doanh nghiệp dịch vụ môi giới, đã khiến ngành này bị méo mó trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một ngành nghề được pháp luật thừa nhận, có vai trò quan trọng với thị trường và đem lại nhiều cơ hội cho những lao động trẻ.

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội môi giới Việt Nam cho biết, tại các nước phát triển, nghề môi giới địa ốc có vị trí rất cao, giành cho các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản. Nhưng tại Việt Nam, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn người dân vẫn có những định kiến tiêu cực về nghề này.

Nhiều người xem nghề môi giới địa ốc là nghề vô cùng nhẹ nhàng và đánh đồng nghề này với "cò", chỉ biết lấy tiền của khách hàng, mà không quan tâm tới giá trị mang lại có tương xứng với mong muốn và số tiền phải bỏ ra của khách hàng hay không. Câu chuyện này không phải không có nguyên cớ của nó.

Môi giới địa ốc ở các nước có địa vị xã hội cao, tại sao Việt Nam...? ảnh 1

 Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội môi giới Việt Nam 

Điều dễ thấy hiện nay là có đến 80% môi giới là không theo trường lớp, không được đào tạo và chỉ là tay ngang sang nghề 1 - 2 năm trở lại đây khi thấy thị trường bất động sản nóng lên.

Các môi giới này rất nhanh nhạy cập nhật tin tức thị trường, tin tức của các dự án; rất giỏi làm thủ tục, giấy tờ, rất tự tin, rất giỏi vòi tiền của khách, nhưng cũng rất nhanh chóng biến mất ngay sau khi nhận tiền của khách.

Hiện nay, có đến 80% môi giới không theo trường lớp, không được đào tạo và chỉ là tay ngang sang nghề 1 - 2 năm trở lại đây khi thấy thị trường bất động sản nóng lên.

Trong một số trường hợp, do bị áp đặt về chỉ tiêu kinh doanh, nhiều môi giới cũng móc nối với các "cò" bên ngoài để lừa người mua. Thêm vào đó, vì lòng tham, tạo tâm lý "tội gì không thử" cũng dần biến các môi giới thành “cò đất” thứ thiệt, sẵn sàng làm mọi việc chỉ để bán được hàng cho người mua nhà, mà không hề quan tâm tới những hậu quả để lại đằng sau đó.

Trên thực tế, một môi giới địa ốc chuyên nghiệp phải hội đủ các yêu cầu cơ bản như có chứng chỉ hành nghề, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp…

Nhiệm vụ của một môi giới chân chính là chỉ bán “giải pháp” an cư, hay kênh đầu tư tốt nhất cho khách hàng, chứ không chỉ vì mục tiêu bán cho được sản phẩm mà tư vấn gian dối, quên đi đạo đức nghề nghiệp.

Đó chính là một trong những lý do của việc ra đời Hội môi giới Việt Nam, trực thuộc Hiệp hội bất động sản Việt Nam, từ tháng 3/2015.

Hội môi giới Việt Nam có vai trò tổ chức hỗ trợ việc đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới cho các môi giới viên khi tham gia vào thị trường bất động sản. Điều này cũng phù hợp theo đúng chủ trương và nội dung của Thông tư số 11/2015/TT-BXD, đồng thời, ổn định lại đội ngũ môi giới bất động sản Việt Nam.

Theo ông Đính, để tăng cường hiệu quả hoạt động môi giới tại Việt Nam, sắp tới, Hội môi giới bất động sản Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như liên kết với nhiều cơ sở đào tạo nghề Môi giới bất động sản có uy tín, chất lượng tại các địa phương, nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho các nhà Môi giới bất động sản.

Ngày 16/12 tới đây, Hội môi giới Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị đánh giá thị trường giao dịch bất động sản năm 2016 và xu hướng 2017, kết hợp giao lưu các Sàn bất động sản, các nhà Môi giới bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM.
Bên cạnh đó, Hội sẽ tăng cường hợp tác với các tổ chức, các chuyên gia kinh tế để hỗ trợ đào tạo chuyên sâu, nâng tầm chất lượng nghề Môi giới bất động sản Việt Nam tương đương với quốc tế; ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp làm cơ sở cho Môi giới bất động sản Việt Nam triển khai thực hiện; vận động cơ quan quản lý nhà nước ban hành chế tài nghiêm khắc đối với các sai phạm khi hành nghề

Vai trò khác của Hội là tạo ra và liên kết các trang tin về Môi giới bất động sản có sự quản lý của Hội, nhằm minh bạch hóa thông tin và các hoạt động môi giới bất động sản cho các thành viên; tổ chức nhiều hơn các buổi sinh hoạt để phổ biến, cập nhật các chính sách, quy định pháp luật và thông tin thị trường bất động sản.

Ngày 16/12 tới đây, Hội môi giới Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị đánh giá thị trường giao dịch bất động sản năm 2016 và xu hướng 2017, kết hợp giao lưu các Sàn bất động sản, các nhà Môi giới bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM.

Tại đây, ngoài giải đáp các thắc mắc về chính sách, quy định luật cho các nhà Môi giới bất động sản, Hội sẽ chính thức ra mắt báo cáo số liệu thị trường giao dịch, bất động sản thường kỳ tại các khu vực, vùng miền và của toàn quốc nói chung để nhà đầu tư và người mua nhà có thể nắm bắt.

Tin bài liên quan